[Giải đáp] Đái tháo đường ăn chuối được không?
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng Glucose trong máu với thực đơn ăn uống lành mạnh. Trong khi đó, trái cây là nhóm thực phẩm thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày. Vậy, người bệnh đái tháo đường ăn chuối có được không? Nên lựa chọn những loại quả nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết.
Triệu chứng nhận biết sớm bệnh lý đái tháo đường
Trước khi tìm hiểu vấn đề “đái tháo đường ăn chuối có tốt không?”, mời bạn tham khảo thêm về đái tháo đường. Biết rõ về bệnh sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Bệnh lý đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, như:
Đái tháo đường Type 1
Đái tháo đường Type 1 do tế bào beta tụy bị phá hủy nên bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% là do cơ chế tự miễn (type 1A), 5% vô căn (type 1B). Bệnh nhân bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm ceton trong máu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi chủ yếu ở trẻ em và thanh niên. Dấu hiệu bệnh xuất hiện rầm rộ, rõ ràng. Người bệnh thường thấy đói và mệt, lượng ăn một ngày tăng nhưng cân nặng lại giảm sút nhiều. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều kèm theo miệng và lưỡi bị khô, nhiều vùng da bị ngứa.
Đái tháo đường Type 2
Thể bệnh này xuất hiện ở người lớn tuổi, chiếm đến 90-95% các trường hợp đái tháo đường. Bao gồm những người thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin.
Đái tháo đường type 2 có biểu hiện chậm và không rõ triệu chứng. Thông thường xuất hiện trên người béo phì, thừa cân hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo. Bên cạnh đó, đối tượng nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 thường có người trong gia đình đã bị bệnh. Một dấu hiệu rõ ràng của người bệnh đái tháo đường type 2 là mắc hội chứng dấu gai đen ở cổ.
Đái tháo đường type 2 thường xuất hiện ở người lớn tuổi (Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tại Bệnh viện Gia An 115
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường, người bệnh phát hiện khi làm nghiệm pháp kiểm tra đường huyết thai kỳ.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn khoa học nhiều chất xơ từ rau của và hoa quả. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn quả gì? Đái tháo đường ăn chuối được không?
Tìm hiểu về thành phần của chuối
Chuối là một loại quả quen thuộc, có vị ngọt thơm, rất dễ ăn nên được nhiều người yêu thích. Để giải đáp vấn đề “đái tháo đường ăn chuối đường không?”, trước hết cần tìm hiểu về thành phần có trong chuối.
Chuối chứa Carbs cung cấp đường cho cơ thể
Carbs là một chất dinh dưỡng chứa lượng đường cao. Khi đi vào cơ thể, lượng carbs sẽ chuyển hóa và tích trữ đường trong máu. Trung bình một quả chuối có chứa tới 14gr đường và 6 gr tinh bột, chúng chiếm đến 93% calo mà các thực phẩm cung cấp cho cơ thể.
Với bệnh nhân đái tháo đường nếu không kiểm soát lượng carbs nạp vào cơ thể có thể gây tăng đường huyết đột ngột và gây nguy hại cho sức khỏe.
Tìm hiểu thành phần có trong chuối (Ảnh internet)
Lợi ích của chất xơ có trong chuối
Bên cạnh thành phần carbs, chất xơ chứa trong chuối cũng là một thành phần đáng lưu tâm. Một quả chuối có chứa khoảng 3gr chất xơ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ chất xơ là một thành phần quan trọng có khả năng là chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbs.
Chuối xanh có chứa tinh bột kháng
Tinh bột kháng là những chuỗi glucose dài có trong chuối xanh. Chuối càng chín hàm lượng tinh bột kháng càng ít. Tinh bột kháng khi đi vào cơ thể hoạt động tương tự chất xơ, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, tinh bột kháng cũng giúp đẩy mạnh hoạt động của các vi khuẩn tốt, tăng quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết. Vì thế người bệnh đái tháo đường được khuyên nên sử dụng các thực phẩm có chứa tinh bột kháng hàng ngày trong chế độ dinh dưỡng. Không chỉ tinh bột kháng, chuối xanh cũng chứa ít hàm lượng đường và tinh bột hơn chuối chín.
Thông tin về thành phần trong chuối là một phần cơ sở giúp bạn trả lời câu hỏi “Đái tháo đường ăn chuối được không?”. Cụ thể hơn, mời bạn theo dõi tiếp ngay sau đây:
Bác sĩ giải đáp đái tháo đường ăn chuối được không?
Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết. Với loại trái cây là chuối, bạn cần lưu ý rằng chuối chín được xếp vào những loại thực phẩm có chứa nhiều carbs có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Một thông tin khác là chỉ số đường huyết (GI) của chuối. Trong phân loại bảng chỉ số đường huyết:
- GI dưới 55: Là những loại thực phẩm có chứa đường thấp
- GI 56-69: Thuộc những loại thực phẩm có chứa lượng đường bình thường
- GI 70-100: Nhóm thực phẩm có chứa nhiều đường
Theo bác sĩ dinh dưỡng, những thực phẩm có chứa GI càng thấp càng được khuyến khích đối với người bệnh đái tháo đường. Bởi, lượng đường được hấp thu từ từ, kéo dài thời gian tiêu hóa. Vì vậy, cơ thể có thể chuyển hóa đường tốt hơn, tránh các biến chứng đái tháo đường.
Đái tháo đường ăn chuối được không? (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Tìm hiểu: “Bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không?”
Theo bảng dinh dưỡng, chuối được đánh giá có chỉ số đường huyết từ 42-62 tùy vào độ chín. Chuối vàng hoặc chín có chứa ít tinh bột kháng và nhiều đường. Chuối xanh có nhiều tinh bột kháng và lượng đường giảm.
Vậy, bệnh đái tháo đường ăn chuối được không? Nhìn chung, chuối được xếp vào những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết bình thường, người bệnh có thể sử dụng loại trái cây này. Tuy nhiên, người bệnh dùng chuối xanh sẽ tốt hơn chuối vàng. Người bệnh đái tháo đường cũng cần chú ý thêm một số điều sau khi ăn chuối:
Lưu ý khi ăn chuối dành cho người bệnh đái tháo đường
Sở dĩ các loại trái cây thường được bác sĩ khuyến khích bổ sung vào thực đơn ăn uống dành cho người bệnh đái tháo đường là vì chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển hóa.
Chuối có chứa nhiều carbs và tinh bột tuy nhiên các thành phần là tự nhiên, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể sử dụng hằng ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng chuối dành cho người bệnh đái tháo đường:
- Người bệnh nên sử dụng một lượng vừa phải và chia nhỏ thành các bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Nên ưu tiên lựa chọn chuối xanh, chuối gần chín.
- Nên đa dạng với các loại trái cây khác và có thể ăn kèm cùng các thực phẩm khác như sữa chua.
Đái tháo đường ăn chuối được không - Người bệnh có thể ăn chuối cùng với những thực phẩm khác (Ảnh minh họa internet)
Kết luận
Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn phù hợp để kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy, đái tháo đường ăn chuối có được không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng chuối với lượng hợp lý và chú ý chủ động theo dõi đường huyết để trao đổi ngay với bác sĩ điều trị.