Tìm hiểu: “Bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không?”
Hạt điều là nguồn dinh dưỡng đa dạng và phong phú, hơn nữa lại rất thơm ngon. Đây cũng là lý do có rất nhiều người yêu thích ăn hạt điều. Tuy nhiên đối với những người bệnh, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không? Bài viết sẽ giải đáp cho bạn.
Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Vậy người bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không? Mời bạn tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh đái tháo đường có nhiều thể khác nhau, như:
Đái tháo đường tuýp 1
- Nguyên nhân gây bệnh:
Khi tế bào beta tụy bị phá hủy cơ thể không thể hoạt động sản xuất insulin bình thường. Thiếu hụt insulin khiến cơ thể không chuyển hóa được đường huyết. Khi đường tích tụ trong máu ở mức quá cao bệnh nhân có thể tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm ceton trong máu.
- Dấu hiệu bệnh:
Dấu hiệu bệnh xuất hiện rầm rộ, rõ ràng. Người bệnh thường thấy đói và mệt, lượng ăn một ngày tăng nhưng cân nặng lại giảm sút rất nhiều. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều kèm theo miệng và lưỡi bị khô, nhiều vùng da bị ngứa.
Đái tháo đường tuýp 2
- Nguyên nhân gây bệnh:
Xuất hiện ở người lớn tuổi, chiếm đến 90-95% các trường hợp đái tháo đường. Thể bệnh này bao gồm những người thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Khi đó hoạt động chuyển hóa chất đường bột thành năng lượng bị gián đoạn, dẫn đến đường huyết cao. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Dấu hiệu bệnh:
Thể bệnh có biểu hiện chậm và không rõ triệu chứng. Thông thường xuất hiện trên người béo phì, thừa cân hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo. Một dấu hiệu dễ nhận biết của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 là mắc hội chứng dấu gai đen ở cổ.
Đái tháo đường thai kỳ
Không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường, người bệnh phát hiện khi làm nghiệm pháp kiểm tra đường huyết thai kỳ.
Người bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không?
Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tại Bệnh viện Gia An 115
Theo bác sĩ chuyên khoa, trong quá trình điều trị đái tháo đường, chế độ ăn uống quyết định đến 50% hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần tuân theo đúng hướng dẫn dinh dưỡng từ bác sĩ.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt điều
Các loại hạt thường được nhiều người bệnh mạn tính yêu thích và lựa chọn sử dụng. Với hạt điều, trước khi tìm hiểu bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không, người bệnh nên biết rõ được thành phần dinh dưỡng trong loại hạt này. Theo một số tài liệu dinh dưỡng, 100g hạt điều cung cấp khoảng 553 calo, các thành phần dinh dưỡng cụ thể như sau:
- 18,22g chất đạm
- 43,85g chất béo
- 30,19g carbohydrate
- 3,3g chất xơ
- 5,91g đường
- 660mg kali
- 593mg photpho
- 37mg canxi
- 68mg sắt
Thành phần dinh dưỡng trong hạt điều
Như vậy, có thể thấy hạt điều có thành phần dinh dưỡng đa dạng và chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng người bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không?
Thông tin giải đáp: Đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không?
Hạt điều có vị thơm ngon, béo ngậy nên được nhiều người yêu thích, lựa chọn trong chế độ dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, ăn hạt điều một cách hợp lý sẽ rất tốt cho sức khoẻ của các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của hạt điều đối với bệnh đái tháo đường.
Tăng độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong 100mg hạt điều có chứa 292mg magie. Khoáng chất này làm tăng cường độ nhạy và giảm kháng Insulin trong máu người bệnh mắc đái tháo đường.
Do đó, hàm lượng magie từ hạt điều có tác động tích cực đến thụ thể Insulin, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa Glucose trong tế bào. Khi dùng hạt điều một cách hợp lý, người bệnh có thể duy trì đường huyết ở mức ổn định, làm giảm nguy cơ tăng đường huyết.
Hạt điều tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu cho thấy, chất béo không bão hòa acid oleic chiếm đến 75% thành phần trong hạt điều. Loại chất béo này đã được chứng minh không gây tích tụ cholesterol trong máu, không gây nên tình trạng mỡ máu.
Bên cạnh đó, hạt điều có chứa Omega 3 giúp ổn định huyết áp đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Người bệnh có thể ăn hạt điều thay thế cho các thực phẩm không lành mạnh để ngăn chặn các biến chứng tim mạch.
Đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không - Tốt cho tim mạch và huyết áp
Duy trì huyết áp ổn định
Ngoài các tác dụng của Acid béo không bão hòa giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh, hạt điều còn chứa Kali với hàm lượng 660mg/100g. Theo nghiên cứu khoa học, Kali là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sự ổn định huyết áp.
Magie với lượng 292mg/100g hạt cũng là một hoạt chất điều hòa, làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Do đó, hạt điều là một lựa chọn tốt cho người đái tháo đường có nền bệnh cao huyết áp.
Kiểm soát cân nặng
Hàm lượng Protein trong hạt điều cao khoảng 18,2g/100g giúp bạn khi ăn một lượng nhỏ có thể bổ sung đủ dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh đó, hạt điều có thành phần chất xơ không hòa tan tốt cho cơ thể, giúp người bệnh có cảm giác no lâu.
Hạt điều còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động, đốt cháy năng lượng. Để kiểm soát cân nặng, người bệnh nên sử dụng hạt điều thay thế một số loại thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, thịt mỡ...
Đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không? - Hạt điều giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt (Ảnh minh họa internet)
Qua những chia sẻ trên, vậy bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, bệnh nhân nên ăn bao nhiêu một ngày? Ăn hạt điều quá nhiều trong một ngày có sao không?
Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cách dùng hạt điều
Những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh tìm được câu trả lời cho vấn đề “Đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không?” - Hạt điều có nhiều lợi ích đối với người bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh nên chú ý sử dụng hạt điều với lượng phù hợp. Bởi lẽ, nếu ăn quá nhiều hạt điều trong một ngày sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Ăn quá nhiều hạt điều có sao không?
Mặc dù hạt điều là một thực phẩm tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều hạt điều trong một ngày, có thể sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Cụ thể:
- Rối loạn tiêu hóa: Khi ăn quá nhiều hạt điều trong một ngày, người bệnh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa. Trong hạt điều có chứa nhiều acid béo không bão hòa, tích tụ quá nhiều trong dạ dày sẽ gây nên tình trạng đầy hơi, khó chịu thậm chí là táo bón.
- Tổn thương thận: Do hạt điều có chứa rất nhiều hoạt chất Oxalat. Nếu tiêu thụ quá nhiều hạt điều gan sẽ không thể chuyển hóa hết, Oxalat sẽ gây tích tụ tại thận tạo thành sỏi.
Một ngày nên ăn bao nhiêu hạt điều là đủ?
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu ăn hạt điều hợp lý sẽ giúp sức khỏe của người bệnh đái tháo đường cải thiện đáng kể. Khi sử dụng hạt điều, người bệnh cần chú ý một số điều dưới đây:
- Trước khi sử dụng hạt điều, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất sử dụng cũng như định lượng để tránh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
- Người bệnh không nên ăn hạt điều rang muối. Người bệnh đái tháo đường kèm theo bệnh nền tăng huyết áp nên chú ý hạn chế muối trong các bữa ăn.
- Mặc dù hạt điều có rất nhiều dưỡng chất có lợi, người bệnh vẫn nên bổ sung đa dạng thực phẩm. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua rau xanh.
- Nên chế biến hạt điều theo nhiều cách khác nhau để gia tăng khẩu vị. Người bệnh có thể làm sữa hạt, trộn salad hạt điều, sử dụng cùng sữa chua…
Nên kết hợp bổ sung đa dạng dưỡng chất (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả bạn cần biết
Người bệnh đái tháo đường ăn hạt điều có tốt không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, hạt điều giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp và giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, mỗi ngày người bệnh nên dùng một lượng hạt điều vừa phải để cơ thể có thể hấp thu tốt nhất và chú ý đa dạng thực phẩm trong thực đơn mỗi ngày.