Hotline: 1800 9045

5+ Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ và cách cải thiện hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Nhận biết sớm dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ sẽ giúp bạn kịp thời khám và điều trị. Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ thông tin chi tiết!

Tình trạng rối loạn giấc ngủ là gì?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu quả học tập, làm việc. Chất lượng giấc ngủ bị giảm sút sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, tinh thần không được tỉnh táo và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Thuật ngữ “rối loạn giấc ngủ” dùng để chỉ tình trạng thay đổi chất lượng, thời lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chẳng hạn, người bệnh bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng (dưới 5 tiếng mỗi ngày) và/hoặc giảm về chất lượng (khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc…).

Hiện nay, nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ, cùng với đó là dễ giật mình khi ngủ,  gặp ác mộng... Vậy, dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ là gì?

Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ - Thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại

Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ - Thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại (Ảnh minh họa internet)

5 Dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ bạn nên biết

Rối loạn giấc ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến. Do những áp lực của công việc và cuộc sống, tình trạng rối loạn giấc ngủ âm thầm xuất hiện mà đôi khi chúng ta không hề để ý. Tâm lý chủ quan cũng khiến nhiều bạn trẻ không chú ý đến các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ và điều trị kịp thời.

Dưới đây là 5 dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ bạn có thể tham khảo:

Mất ngủ

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ vào ban đêm. Việc mất ngủ về đêm tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của mỗi người, nhưng nhìn chung nếu mỗi đêm bạn ngủ dưới 4 tiếng (đối với người cao tuổi) và dưới 6 tiếng đối với người trẻ tuổi, điều này phản ánh cơ thể bạn đang bị mất ngủ. Mất ngủ được xem là rối loạn giấc ngủ nếu xảy ra thường xuyên, ít nhất 3 lần trong tuần, có thể kéo dài dưới 1 tháng (mất ngủ cấp tính) hoặc lâu hơn (mất ngủ mạn tính).

Chất lượng giấc ngủ kém

Đánh giá chất lượng giấc ngủ rất quan trọng để biết cơ thể có mắc rối loạn giấc ngủ hay không. Chất lượng giấc ngủ kém là khi bạn thường xuyên có giấc ngủ ngắn, ngủ nông, ngủ không sâu giấc, kèm với đó có thể là không buồn ngủ vào ban đêm, thậm chí thức xuyên đêm. Ngoài ra, khi đã tỉnh giấc, bạn cảm thấy khó ngủ lại.

Hành vi bất thường khi ngủ

Cười nói, cử động tay chân, la hét… trong lúc ngủ là hiện tượng khá phổ biến, là một dấu hiệu của rối loạn hành vi giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể thường xuyên gặp ác mộng, sợ hãi khi vừa bắt đầu ⅓ giấc ngủ.

Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ

Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ

Xem ngay: [Giải đáp] Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?

Mệt mỏi, khó tập trung vào ban ngày

Người bị rối loạn giấc ngủ có thời gian ngủ không đủ so với nhu cầu của cơ thể, vì vậy vào ban ngày sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, học tập. Hiệu quả làm việc và học tập cũng từ đó mà giảm theo.

Người bệnh buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày có thể gặp nguy hiểm nếu đang làm các công việc cần sự tập trung cao như lái xe, sửa chữa điện, điều khiển máy móc…

Tâm trạng thay đổi thất thường

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây áp lực lên hệ thần kinh. Người bệnh có nguy cơ mắc trầm cảm, sức khỏe tinh thần bị suy giảm. Bản thân người bệnh cũng có tâm lý không ổn định, dễ nổi nóng, cáu gắt với những người xung quanh.

Tâm trạng bực bội, dễ cáu gắt có thể do rối loạn giấc ngủ

Tâm trạng bực bội, dễ cáu gắt có thể do rối loạn giấc ngủ (Ảnh minh họa internet)

Vừa rồi là những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, việc phát hiện sớm và thăm khám kịp thời chính là chìa khóa để bạn có thể điều trị hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ, từ đó cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cách cải thiện hiệu quả chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Một số biện pháp có thể giúp cải thiện tình trạng này mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Đặc biệt chú ý, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ vì dễ khiến cơ thể lệ thuộc vào thuốc, tình trạng trở nên nặng nề hơn và khó điều trị hơn.

Nguyên tắc cải thiện rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, do đó trước hết bạn cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá và có lời khuyên chính xác.

Bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy trao đổi thêm với bác sĩ về các biện pháp tự nhiên để cải thiện giấc ngủ như:

  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Một số liệu pháp tâm lý học
  • Các thực phẩm có tác dụng an thần

Hướng dẫn thư giãn tâm lý cải thiện giấc ngủ

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bạn nên lắng nghe cơ thể, chú ý đến dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ từ sớm, từ đó kịp thời áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

Tâm lý thư giãn sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn. Hãy gác lại các vấn đề chưa được giải quyết trước khi đi ngủ thay vì vừa nằm vừa suy nghĩ về chúng. Một biện pháp hiệu quả khác giúp thư giãn cơ thể và tâm lý là vận động nhẹ nhàng như tập yoga, giãn cơ, đi dạo bộ… trước khi ngủ khoảng 2 tiếng.

Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ giúp cải thiện các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ

Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ giúp cải thiện các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Gói khám tổng quát, tầm soát tại bệnh viện Gia An 115

Hướng dẫn vệ sinh giấc ngủ

Dưới đây là một số biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ theo lịch cố định mỗi ngày.
  • Dù khó ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian sinh hoạt đã định sẵn hàng ngày.
  • Không sử dụng các chất tác động lên thần kinh trung ương. Hãy bỏ qua rượu bia, cà phê, trà đặc nếu bạn không muốn tình trạng rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh nằm nhiều vào ban ngày.
  • Thiết lập không gian yên tĩnh giúp bạn chìm vào giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn. Hạn chế ngủ tại không gian có nhiều tiếng ồn.
  • Không xem tivi, điện thoại, nói chuyện quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất quá mặn, quá ngọt, thức ăn khó tiêu vào bữa tối.

Nếu đã thực hiện các cách trên nhưng dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ không cải thiện, bạn hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.

Hãy lắng nghe cơ thể xem bạn có những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ hay không để cải thiện ngay, tránh để kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả học tập, làm việc. Nếu đang bị rối loạn giấc ngủ, bạn hãy đến Bệnh viện Gia An 115 để được điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả không dùng thuốc. Liên hệ ngay (+84 28) 62 885 886 để được hỗ trợ tư vấn!

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886