Hotline: 1800 9045

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn là gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh thủy đậu ở người lớn có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ kiến thức về dấu hiệu thủy đậu ở người lớn để kịp thời điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh lây lan. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh thủy đậu, phương pháp điều trị và cách phòng tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì?

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp (các giọt nước bọt), và khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da và niêm mạc. Thủy đậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bệnh có diễn biến lành tính và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến biến chứng.

Bệnh thủy đậu ở người lớn gây phát ban mụn nước

Bệnh thủy đậu ở người lớn gây phát ban mụn nước (Ảnh minh họa internet)

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể bùng phát thành dịch. Mùa xuân thời tiết nồm ẩm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biết rõ về bệnh giúp bạn chủ động khám, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, đồng thời giúp ngăn chặn lây lan bệnh.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn là gì?

Bệnh thủy đậu được chia thành 3 giai đoạn phát triển với các triệu chứng khác nhau. Bao gồm:

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian này virus đã xâm nhập cơ thể nhưng người bệnh chưa có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh thường dao động từ 10 đến 21 ngày, thông thường là 14 - 17 ngày.

Giai đoạn tiền triệu

Thời gian này một số triệu chứng sẽ xuất hiện và kéo dài trong 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sốt từ 37,8 độ - 39,4 độ C kéo dài từ 3-5 ngày.

Giai đoạn phát ban

Các ban đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện trên từng bộ phận của cơ thể. Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, sau đó nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể.

Hình ảnh bệnh thủy đậu

Hình ảnh bệnh thủy đậu (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu tại Hồ Chí Minh

Quan sát ban, bạn sẽ nhận thấy những đặc điểm sau:

  • Ban lúc đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một ngày
  • Phần lớn các nốt phỏng có kích thước từ 5-10mm, có vùng viền đỏ xung quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục, vùng giữa vết phỏng dần trở nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu.
  • Các nốt phỏng ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương, sau đó dịch trở nên đục; nốt phỏng bị vỡ hoặc thoái triển, đóng vảy; vảy rụng sau 1-2 tuần, để lại sẹo lõm nông.
  • Ban xuất hiện từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày, trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của ban - dát sẩn, phỏng nước và vảy.
  • Số lượng và mức độ nặng của ban rất khác biệt giữa các người bệnh. Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với các đối tượng khác.

Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm

Thủy đậu có thể điều trị khỏi và không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn thăm khám sớm và điều trị phù hợp. Một số biến chứng có thể xảy ra khi người bệnh có tâm lý chủ quan và không điều trị sớm.

Viêm da bội nhiễm

Người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh ung thư máu thường có nhiều tổn thương hơn. Một số tổn thương có thể xuất hiện bao gồm:

  • Xuất huyết ở nền nốt phỏng
  • Tổn thương lâu lành
  • Các biến chứng ở nội tạng có thể xuất hiện từ 30-50% số ca bệnh

Biến chứng ở hệ thần kinh trung ương

Một số biến chứng hệ thần kinh trung ương có thể xuất hiện nếu không kịp thời điều trị bệnh. Cụ thể:

  • Rối loạn tiểu não và viêm màng não, xuất hiện khoảng 21 ngày sau khi phát ban.
  • Viêm não
  • Viêm tủy cắt ngang
  • Hội chứng Guillanin-Barre
  • Hội chứng Reye

Viêm màng não là biến chứng của bệnh thủy đậu

Viêm màng não là biến chứng của bệnh thủy đậu (Ảnh minh họa internet)

Biến chứng viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu. Biến chứng này thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; bắt đầu từ 3-5 ngày sau khi phát ban, có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu.

Biến chứng ở phụ nữ mang thai

Biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai được gọi là thủy đậu chu sinh. Nó thường xuất hiện trong vòng 5 ngày trước khi mẹ sinh hoặc trong vòng 48 giờ sau khi sinh, thường tiến triển nặng và gây nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh.

Một số biến chứng khác

Bên cạnh những biến chứng kể trên, người mắc bệnh thủy đậu có thể gặp một số biến chứng khác bao gồm:

  • Viêm cơ tim
  • Tổn thương giác mạc
  • Viêm thận
  • Viêm khớp
  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm gan

Điều trị thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, nguyên tắc điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị triệu chứng và chăm sóc tổn thương da.

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh thủy đậu

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh thủy đậu (Ảnh minh họa internet)

Một số chỉ định điều trị hỗ trợ bao gồm:

  • Hạ sốt bằng Paracetamol
  • Điều trị thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng ngứa trên da
  • Chăm sóc da bị tổn thương: Người bệnh làm ẩm tổn thương da hàng ngày, bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ.
  • Điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực khi người bệnh bị viêm phổi
  • Điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nếu có bội nhiễm tổn thương da hoặc bội nhiễm tại các cơ quan khác.

Đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để hạn chế biến chứng. Lưu ý, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thủy đậu

Khi điều trị tại nhà, bạn có thể thực hiện một số lưu ý dưới đây để làm giảm cảm giác khó chịu. Cụ thể:

  • Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Vệ sinh cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.
  • Cần chủ động cách ly người bệnh phòng lây lan sang người lành.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và lâu dài nhất. Vacxin thủy đậu là vacxin sống giảm động lực, được chỉ định cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi tới 12 tuổi chưa mắc bệnh và người lớn chưa có kháng thể với virus. Tiêm phòng vacxin thủy đậu có tính an toàn và phòng bệnh cao nhất.  

Tiêm phòng thủy đậu ở người lớn để phòng bệnh

Tiêm phòng thủy đậu ở người lớn để phòng bệnh (Ảnh minh họa internet)

Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 72h sau khi tiếp xúc cần được tiêm huyết thanh kháng virus.

Ngoài ra, để phòng bệnh hiệu quả, bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm làm vỡ các mụn nước. Người bệnh cần cách ly với người thân và không đi đến nơi đông người để tránh bệnh bùng phát dịch.

Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát có bảo hiểm y tế có được chi trả không?

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn là thông tin bạn cần nắm rõ để nhận biết bệnh và điều trị sớm. Bệnh thủy đậu có thể điều trị khỏi hoàn toàn và ít gây biến chứng nếu bạn chủ động thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, trong bài viết đã giới thiệu biện pháp phòng bệnh thủy đậu, bạn hãy thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886