Bệnh gai cột sống ăn hải sản được không? Chế độ dinh dưỡng hạn chế cơn đau
Khi mới hình thành, gai cột sống rất khó nhận biết do không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Càng về sau, tình trạng gai ở cột sống càng to gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Bệnh nhân phải sống trong đau đớn, thậm chí có thể bại liệt. Chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên sớm điều trị và kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập để hạn chế biến chứng. Vậy, người bệnh nên ăn gì? Gai cột sống ăn hải sản được không? Hãy theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết.
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến về xương khớp, là tình trạng tại rìa các đốt sống xuất hiện các mỏm xương mọc chồi ra ngoài, chọc vào rễ thần kinh, mô mềm xung quanh gây đau. Gai thường mọc ở mặt trước và bên của cột sống, thường thấy ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.
Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh gai cột sống càng lớn, đặc biệt là lứa tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ. Đối tượng dễ bị gai cột sống là những người già, người lao động nặng, nhân viên văn phòng và phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh...
Hình ảnh gai cột sống ở người bệnh (Ảnh minh họa internet)
Cơ chế hình thành gai cột sống
Bệnh gai cột sống được hình thành khi bao xơ đĩa đệm gặp vấn đề. Bao xơ đĩa đệm là phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống. Theo thời gian và tuổi tác, bao xơ này thường bị mất nước và xẹp đi do thoái hóa cũng như hoạt động thường xuyên và quá tải của xương sống lưng và đốt sống cổ. Đây là hai nơi tác động nhiều nhất của hoạt động thường ngày như việc đi lại, thường xuyên khuân vác nặng nhọc hay do chấn thương tác động. Hậu quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau, theo thời gian sẽ làm mòn dần do bị ma sát. Từ đó, các gai xương bắt đầu hình thành, gây đau và cản trở cử động của khớp và hệ cột sống.
Phần quan trọng nhất trong các khớp xương là phần sụn bao bọc ở hai đầu xương, giữ các khớp không va chạm và cọ xát vào với nhau, tạo độ trơn bóng giữa các khớp. Theo thời gian, phần sụn này bị thoái hóa và bị bào mòn khiến phần xương dưới sụn bị trơ ra và hư hại dần theo thời gian, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả cột sống.
Gai cột sống vùng thắt lưng tạo ra những cơn đau (Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát tại Bệnh viện Gia An 115
Việc hình thành các gai xương trơ ra phía ngoài như vậy là cách để cột sống bảo vệ cũng như đối phó với tình trạng xương khớp và các đĩa đệm bị viêm, thoái hóa. Các gai xương khi mọc ra sẽ bao quanh các xương khớp bị tổn thương ở sống lưng.
Triệu chứng thường gặp của gai cột sống
Gai cột sống có kích thước rất nhỏ và phần lớn chỉ xuất hiện ở mặt trước và bên của cột sống. Do đó, không phải ai cũng có triệu chứng và phát hiện sớm, bệnh có thể âm ỉ trong nhiều năm. Đến khi gai cọ xát với các xương khác hoặc cọ xát với dây chằng, rễ dây thần kinh... thì người bệnh mới cảm thấy đau.
Rất nhiều bệnh nhân mô tả cơn đau gai cột sống là “đau thấu trời”. Biểu hiện thường gặp là đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, đau cổ gáy, lan xuống cánh tay, làm tê tay… Tùy thuộc vào vị trí mọc gai mà người bệnh cảm thấy cơn đau khác nhau.
Người bệnh gai cột sống thường gặp những cơn đau nhức dữ dội (Ảnh minh họa internet)
Bệnh lý gai cột sống cần đi khám ngay
Như vậy, có thể thấy bệnh lý gai cột sống có thể gây ra nhiều cơn đau ảnh hưởng đến cơ thể cũng như hoạt động thường ngày, chất lượng cuộc sống, giảm khả năng vận động. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, bệnh có nguy cơ gây tàn phế, khiến người bệnh mất khả năng vận động. Vì vậy, khi có triệu chứng cảnh báo, người bệnh cần đi khám ngay và nên chú ý kết hợp thực hiện chế độ dinh dưỡng để hạn chế cơn đau.
Tại Bệnh viện Gia An 115, với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp MRI, máy chụp X-Quang, máy chụp CT thế hệ mới… bệnh nhân gai cột sống sẽ được chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh và tư vấn phác đồ điều trị tối ưu.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh gai cột sống tại Bệnh viện Gia An 115
Bên cạnh việc khám và điều trị bằng các thiết bị hiện đại, người bệnh khi đến Bệnh viện Gia An 115 sẽ được tư vấn về phác đồ điều trị kèm chế độ dinh dưỡng giảm cơn đau, giải đáp các thắc mắc dinh dưỡng thường gặp, chẳng hạn như gai cột sống ăn hải sản được không.
Bệnh nhân gai cột sống ăn hải sản được không?
Để sớm khắc phục tình trạng gai cột sống, bên cạnh liệu trình và phương pháp điều trị, mỗi bệnh nhân cần chú ý thiết lập thói quen sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy bệnh nhân gai cột sống ăn hải sản được không? Nên ăn gì? Kiêng gì?
Bệnh gai cột sống ăn hải sản được không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo chuyên gia, người bệnh gai cột sống có thể ăn hải sản. Nhóm hải sản có chứa nhiều canxi và vitamin D rất tốt cho xương khớp.
Lợi ích của Canxi có trong hải sản
Canxi được xem là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cấu tạo hệ xương khớp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân gai cột sống lo lắng về việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ làm gai phát triển. Các nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung lượng canxi phù hợp giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương của xương khớp. Người bệnh nên dùng các loại cá hồi, tôm, cua biển để tăng cường canxi.
Hải sản có nhiều canxi tốt cho người bệnh gai cột sống (Ảnh minh họa internet)
Vitamin D rất tốt cho người bệnh gai cột sống
Vitamin D là dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Chúng giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, vitamin D giúp thúc đẩy xương khớp phát triển dẻo dai, đồng thời kiểm soát các tế bào có trong xương, hạn chế sự viêm nhiễm do gai xương tại vùng cột sống. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D nhờ ăn hải sản, bao gồm: tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, bào ngư... Tuy nhiên, nếu bổ sung lượng vitamin D vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây ra sỏi thận, ngộ độc. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về định lượng hải sản nên dùng vào mỗi bữa ăn.
Bên cạnh hải sản, người bệnh cần bổ sung thêm các nhóm dưỡng chất khác từ nhiều loại thực phẩm đa dạng. Đồng thời, hãy tìm hiểu rõ những thực phẩm có thể làm gia tăng cơn đau nhức ở người bị gai cột sống.
Người bệnh gai cột sống nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Sau khi bạn đã biết được bệnh gai cột sống ăn hải sản được không, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể hạn chế cơn đau từ bệnh lý. Bệnh gai cột sống có thể ăn được hải sản và nên kết hợp các thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ protein, vitamin cũng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Những thực phẩm sau đây rất tốt cho người bị gai cột sống, bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi từ hải sản, sữa bò, phomai...
- Rau xanh rất tốt khi cung cấp thành phần magie giúp cơ thể hấp thụ vitamin D dễ dàng, hãy ăn nhiều rau cải xanh, súp lơ, cải kale...
- Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt đối với người thừa cân béo phì để kiểm soát cân nặng hạn chế sức ép của cơ thể lên hệ xương.
Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bệnh gai cột sống (Ảnh minh họa internet)
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý hạn chế một số thực phẩm sau đây:
- Rượu bia không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây ra các vấn đề về xương khớp, đặc biệt không tốt đối với người bệnh gai cột sống. Không những thế, rượu bia và các chất kích thích còn gây suy giảm hiệu quả thuốc điều trị, khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Chất béo xấu từ các loại thức ăn chiên rán, dầu mỡ, khoai tây chiên có rất nhiều calo và cholesterol nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm này khiến người bệnh tăng cân và tăng gánh nặng cho cơ thể, khiến cơn đau gai cột sống trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm: [Bật mí] 4+ lưu ý khi đi khám sức khỏe xin việc bạn cần biết
Bệnh lý cột sống cần điều trị lâu dài để có kết quả phục hồi tốt nhất. Vì vậy, người bệnh nên kiên nhẫn thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. Về vấn đề gai cột sống ăn hải sản được không, người bệnh nên ăn gì, kiêng gì, theo chuyên gia, người bệnh có thể sử dụng hải sản với hàm lượng phù hợp, đồng thờ kết hợp thêm các loại thực phẩm khác để có thực đơn đa dạng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.