Hotline: 1800 9045

Hiến máu có hại cho sức khỏe không? Thông tin giải đáp

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn hiến máu có hại cho sức khỏe không. Trong bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp người bệnh hiểu rõ về hoạt động này. Hãy cùng theo dõi.

Hiến máu là gì?

Máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Nói cách khác, khi bệnh nhân thiếu máu quá nặng, nguồn máu được bồi hoàn vào là hoàn toàn từ người hiến máu. Chính vì thế, hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng, là việc ý nghĩa thiết thực mà một người có thể làm để giúp ích cho người khác.

 

Hiến máu có hại cho sức khỏe không?

Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Máu gồm có huyết tương chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu chiếm 45% còn lại. Các tế bào máu bao gồm hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là bạch cầu và tiểu cầu.

Ngoài ra, các thành phần khác của máu cũng được sử dụng sau khi hiến như tiểu cầu, huyết tương... Tuy nhiên, số lượng các trường hợp hiến hồng cầu vẫn chiếm chủ yếu.

Hiến máu có hại cho sức khỏe không?

Đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 90-120 ngày, được đánh giá là dài nhất trong các tế bào máu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để một hồng cầu sinh ra, thực hiện chức năng và bị tiêu hủy trong gan, lá lách. Nói cách khác, mọi hồng cầu lưu hành trong máu đều lần lượt được tủy xương sinh ra và được thay thế sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thể tích máu được ước tính là chiếm 1/10 khối lượng cơ thể. Như vậy, một người trưởng thành nặng trung bình 50kg sẽ có lượng máu khoảng 5.000ml. Tuy nhiên, quy định hiến máu mỗi lần là không quá 9ml/kg tức là khoảng 450ml và cũng không quá 500ml mỗi lần hiến.

Vậy nên, khi cho đi một lượng máu nhỏ trong cơ thể, đối với bản thân người cho sẽ không bị ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Trong khi đó, đối với người nhận máu, đây là cả một nguồn sống mới, giúp họ tiếp tục vững bước trên hành trình điều trị bệnh.

 

Hiến máu nhân đạo giúp bạn khỏe mạnh hơn

Khi có người bệnh đang cấp cứu hoặc điều trị cần phải truyền máu, bác sĩ sẽ có phương hướng sử dụng máu phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng hoặc tùy từng bệnh mà bác sĩ có chỉ định truyền máu cho phù hợp. Trước khi truyền máu cho người bệnh, các bác sĩ sẽ định lại nhóm máu và thực hiện phản ứng hòa hợp để kiểm tra có hòa hợp với máu của người bệnh hay không. Việc truyền những túi máu cùng nhóm và hòa hợp với máu người bệnh là một việc rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh nhận máu.

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát trọn gói tại Bệnh viện Gia An 115

Những lợi ích của hoạt động hiến máu

Hiến máu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chính người hiến, cụ thể:

Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá sức khỏe của bản thân

Trước khi thực hiện hiến máu, người bệnh sẽ được khám bởi bác sĩ và thực hiện các kiểm tra sức khỏe. Cụ thể:

  • Mỗi lần hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim và được xét nghiệm trước hiến máu.
  • Trước khi hiến máu, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm viêm gan virus B, viêm gan C, HIV, giang mai. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn.
  • Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ được hưởng ưu đãi về các gói xét nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi tham gia chương trình hiến máu. Thông qua việc lựa chọn các gói xét nghiệm phù hợp qua mỗi lần hiến máu, bạn có thể nắm bắt và theo dõi các kết quả kiểm tra sức khỏe của mình.

 

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp

Như vậy, mỗi lần hiến máu chính là một lần bạn được kiểm tra sức khỏe, giúp cảnh báo và phát hiện các nguy cơ mắc bệnh đối với sức khỏe.

Hiến máu làm giảm quá tải sắt trong cơ thể

Theo các nghiên cứu, mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200-400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên và được thay thế bằng hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giải phóng ra một lượng sắt , một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài và một phần tồn tại trong cơ thể là kho lưu trữ.

Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa và những người hiến máu thường xuyên sẽ giúp quá trình thải sắt thuận lợi.

Hiến máu giúp quá trình tạo máu mới nhanh chóng

Mỗi lần hiến máu là cho đi, mất đi nhiều thành phần như: hồng cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali... Nhờ đó, hiến máu giúp thanh thải và giảm gánh nặng thoái hóa cho cơ thể.

Việc hiến máu có thể tạo ra một sức ép nhỏ với cơ thể để sinh máu mới. Đặc biệt là sản sinh hồng cầu để bù cho lượng hồng cầu đã hiến đi, qua đây kích thích tủy xương tăng sinh máu.

 

Hiến máu giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo máu (Ảnh minh họa internet)

Hiến máu làm giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch

Sự có mặt quá nhiều của sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol. Nhờ đó, cholesterol không bị lắng đọng ở lớp dưới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện mảng xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu thường xuyên sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, nhờ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch.

Hiến máu giúp tinh thần bạn tích cực hơn đối với cuộc sống

Hoạt động hiến máu mang đến cho bạn những trải nghiệm tâm lý mới và nhiều hứng thú khi tham gia. Bao gồm:

  • Hiến máu mang lại cho bạn cảm xúc tự hào và hạnh phúc vì hành động cao cả này có thể cứu giúp được tính mạng của nhiều người bệnh. Phần máu hiến được tách thành nhiều thành phần khác nhau theo nhu cầu điều trị. Các thành phần đó có thể được truyền cho nhiều bệnh nhân đang điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
  • Tự tin vào sức khỏe của bản thân: Hiến máu cũng là một kỳ kiểm tra sức khỏe của bạn thông qua chất lượng máu. Bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh lý trong cơ thể.

Tiêu chí khi thực hiện hiến máu

Để có thể hiến máu, bạn cần có đủ các tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, huyết sắc tố theo quy định. Người hiến máu không bị nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu… Cụ thể một số tiêu chí dành cho người hiến máu bao gồm:

Đối tượng hiến máu

  • Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu
  • Tuổi từ 18-60
  • Cân nặng đối với nữ là trên 42kg, đối với nam là trên 45kg. Lượng máu mỗi lần hiến không quá 9ml/1kg cân nặng.
  • Huyết sắc tố trên hoặc bằng 120g/l
  • Không bị nhiễm các bệnh lây nhiễm như HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác bao như: virus viêm gan B, C, giang mai...
  • Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần
  • Phụ nữ không có thai, không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi

Đối tượng không nên hiến máu

  • Người vừa uống rượu, bia
  • Đối tượng mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, thần kinh, tâm thần, nội tiết...
  • Người mắc bệnh cấp tính
  • Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV, viêm gan B,C và các bệnh truyền nhiễm khắc
  • Nghiện ma túy
  • Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người

 

Bạn có thể hiến máu khi có một sức khỏe tốt (Ảnh minh họa internet)

Lưu ý trước và sau khi hiến máu

Một số lưu ý trước khi bạn đi hiến máu bao gồm:

  • Đêm trước khi đi hiến máu không nên thức quá khuya
  • Nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ
  • Không uống rượu, bia
  • Chuẩn bị tâm lý thật sự thoải mái
  • Mang theo giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu
  • Uống nhiều nước

Sau khi hiến máu, bạn cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, chỉ rời điểm hiến máu khi cơ thể đã thoải mái
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường, cân bằng đủ nhóm chất dinh dưỡng như thịt, gan, trứng, sữa...
  • Trong 3 ngày sau khi hiến máu, nên tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao... không thức quá khuya, không uống rượu bia.

Xem thêm: Tụ dich vết mổ có tự hết được không?

Kết luận

Hiến máu có hại cho sức khỏe không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên thực tế, hiến máu hoàn toàn không gây hại cho cơ thể. Bởi vậy, nếu bạn đủ tiêu chuẩn sức khỏe để hiến máu, hãy tự tin đến các cơ sở y tế để thực hiện hành động đẹp này.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886