Người đột quỵ ăn gì tốt? Nên kiêng những loại thực phẩm nào?
Việc chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi đột quỵ cần được quan tâm và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng. Điều này góp phần rất lớn trong quá trình phục hồi sau đột quỵ. Vậy người đột quỵ ăn gì tốt và không tốt? Những lưu ý nào cần ghi nhớ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng của người bị đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ các nhóm chất cần thiết sẽ đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi sức khỏe sau đột quỵ. Chế độ ăn hợp lý, kết hợp cùng việc hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Theo WHO, trong thực đơn cần có sự đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất, bao gồm: carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Về nguyên tắc chế biến món ăn, thực đơn nên bao gồm những món dạng mềm, lỏng để dễ tiêu hóa và hấp thụ. Với thời gian ăn, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, đảm bảo người bệnh không quá no và cũng không quá đói.
Thức ăn dạng lỏng như cháo, súp nên có trong thực đơn cho người đột quỵ (Ảnh minh họa internet)
Người đột quỵ ăn gì tốt?
Bệnh nhân sau đột quỵ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có đủ năng lượng cho cơ thể trong quá trình phục hồi và cải thiện di chứng. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm hoặc món ăn nào cũng phù hợp. Để giải đáp câu hỏi người đột quỵ ăn gì tốt, mời bạn hãy xem qua các nhóm thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh:
Thực phẩm giàu chất xơ
Để trả lời câu hỏi “Người đột quỵ ăn gì tốt?”, chất xơ là gợi ý đầu tiên. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, cơ thể người bệnh hấp thụ được dưỡng chất tốt hơn.
Ăn các món chứa nhiều chất xơ cũng giúp hạn chế tình trạng táo bón ở người bệnh. Ngoài ra, nhiều loại chất xơ còn hỗ trợ kiểm soát cholesterol, hạ đường huyết nên có thể làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ nên ăn như:
- Gạo lứt
- Trái cây tươi và chín: cam, bưởi, quýt, táo, bơ, kiwi…
- Rau củ: các loại rau cải (cải cúc, cải bó xôi, cải thìa, cải xoăn, cải bina…) cà rốt, củ cải, súp lơ, bắp cải, rau muống, cà chua…
Người đột quỵ nên ăn các loại rau xanh giàu chất xơ (Ảnh minh họa internet)
Thực phẩm giàu protein
Bổ sung Protein hằng ngày cho người bệnh đột quỵ là điều cần thiết để tái tạo cơ thể, tăng cường sức đề kháng và giảm suy dinh dưỡng. Nhóm chất này sẽ giúp sức khỏe nhanh chóng được hồi phục và những biến chứng sau đột quỵ được cải thiện. Nguồn thực phẩm giàu Protein nên ăn như:
- Protein thực vật từ các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh…
- Protein động vật từ các loại thịt, trứng, sữa, cá hồi, cá thu, cá trích…
Người đột quỵ nên ăn nhóm thực phẩm chứa protein (Ảnh minh họa internet)
Thực phẩm giàu Omega-3
Axit béo Omega-3 là thành phần rất tốt đối với bệnh nhân sau đột quỵ. Chất béo tốt này có lợi cho não bộ, tim mạch, ngăn ngừa hình thành mảng bám trong thành mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ. Các thực phẩm có thành phần Omega-3 cao có thể kể đến như:
- Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ…
- Dầu ô liu
- Các loại hạt như: hạt lanh, óc chó, hướng dương, hạnh nhân…
Người đột quỵ ăn gì tốt? - Thực phẩm giàu Omega-3 rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ (Ảnh minh họa internet)
Thực phẩm giàu Vitamin
Vitamin nhóm B, C, E là những chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương từ các gốc tự do. Bổ sung đầy đủ những nhóm chất trên sẽ giúp hoạt động của tế bào hệ thần kinh tốt hơn. Những thực phẩm giàu vitamin như:
- Hoa quả tươi, quả mọng nước, trái cây họ cam quýt, chuối, mâm xôi...
- Các loại hạt và ngũ cốc
- Rau củ: ớt chuông, cải xoăn, cải bó xôi…
Người đột quỵ ăn gì tốt? - Trái cây tươi chứa nhiều loại Vitamin (Ảnh minh họa internet)
Xem thêm: Nên đi khám sức khỏe tổng quát ở đâu và hết bao nhiêu tiền?
Nhóm thực phẩm người đột quỵ không nên ăn
Bên cạnh vấn đề người đột quỵ ăn gì tốt, nhóm thực phẩm nên kiêng khem cũng cần được đặc biệt lưu ý. Điều này giúp hạn chế tái phát đột quỵ cũng như suy giảm hệ miễn dịch ở người bệnh. Những thực phẩm cần tránh ở bệnh nhân đột quỵ có thể kể đến như:
- Nhóm thực phẩm giàu cholesterol và các chất béo bão hòa: đồ ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều giàu mỡ cay nóng, mỡ và nội tạng động vật...
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường: nước ngọt, bánh quy, bánh mì, bánh kẹo chứa nhiều đường...
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều muối như cá khô, dưa muối... Thực phẩm chứa nhiều vị chua như giấm, chanh, quất…
- Nhóm thực phẩm chứa cồn và cafein như: bia, rượu, chất kích thích, thuốc lá…
- Nhóm thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…
- Nhóm thực phẩm chế biến theo cách thức chiên xào nhiều dầu mỡ
Bệnh nhân đột quỵ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol và các chất béo bão hòa (Ảnh minh họa internet)
Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
Đau ốm bệnh tật đã gây ra không ít mệt mỏi đối với người bệnh và khiến người thân phần nào bị áp lực khi không biết cách chăm sóc. Đối với người bệnh sau đột quỵ cũng vậy. Quá trình chăm sóc phục hồi cần lưu ý đến nhiều vấn đề, từ cách sử dụng thuốc và trị liệu theo bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cho đến chế độ luyện tập.
Ngoài việc tuân theo nguyên tắc người đột quỵ ăn gì tốt trong chế độ dinh dưỡng, cách thức chế biến món ăn cũng cần được quan tâm. Theo đó, món ăn nên được chế biến dạng lỏng, mềm. Tốt nhất, nên chế biến thành những món canh, luộc, hấp hoặc súp và hạn chế những món nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Ngoài những bữa ăn chính, người bệnh nên có thêm các bữa phụ, uống thêm nước ép hoặc sữa và bổ sung nhiều trái cây. Đặc biệt là uống nhiều nước mỗi ngày.
Đối với chế độ tập luyện, ở giai đoạn điều trị và phục hồi chức năng, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ở giai đoạn sau đột quỵ và phòng ngừa tái phát đột quỵ, bệnh nhân cần tập luyện thể dục đều đặn và nhẹ nhàng theo sức lực để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tránh tăng cân.
Người đột quỵ ăn gì tốt và không nên ăn gì là yếu tố quan trọng, góp phần rất lớn trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc điều trị và phục hồi sức khỏe. Hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ bên trên để có thực đơn hợp lý!
Xem ngay: Gói khám tổng quát chuyên sâu ở Hồ Chí Minh