Hotline: 1800 9045

Đột quỵ là gì?

 

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế và tử vong ở người lớn ở Việt Nam. Theo thống kê, hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ và rất ít trường hợp kịp đến bệnh viện trong 6 giờ đầu (thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân).

 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là gì?

1. Tổng quan:

Đột quỵ được chia ra là đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) và đột quỵ xuất huyết (hemorrhage stroke).

Đột quỵ xuất huyết (hemorrhage stroke):

Đột quỵ xuất huyết bao gồm xuất huyết dưới màng nhện (Subarachnoid Hemorrhage – SAH) và xuất huyết trong não (Ischemic Hemorrhage – ICH). 

  • Xuất huyết dưới màng nhện (SAH) xảy ra khi máu chảy vào khoang dưới nhện – khu vực giữa não và nhu mô bao phủ não. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh thường là dư chấn của chấn thương.
  • Xuất huyết trong não (ICH) là kết quả của sự vỡ những động mạch nhỏ bị xơ vữa, với sự hình thành tụ máu trong não. Vỡ các động mạch nhỏ chủ yếu là do tăng huyết áp động mạch mạn tính. Các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch bao gồm hút thuốc, chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì, và việc sử dụng một số loại thuốc khác.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke):

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là biểu hiện của thiếu hụt oxy và dinh dưỡng của các tế bào thần kinh do tắc động mạch não. Các sự tắc nghẽn thường biết đến ở động mạch, ở tim, hoặc do sự thay đổi ở vành động mạch. Giảm lưu lượng máu não do tắc động mạch có thể dẫn đến nhồi máu mô não. Tình trạng này có thể khắc phục được bởi can thiệp dược lý và nội mạch khẩn cấp tại thời điểm đột quỵ.

Thiếu Oxy làm cạn kiệt ATP, tăng lactate, tăng Na, tăng nước, dẫn tới phù nề gây độc tế bào và cuối cùng là ly giải tế bào. Ngoài ra, còn có sự tràn vô của Ca, làm kích hoạt lipase và protease, dẫn đến thoái hóa protein. Cùng lúc, các amino acid có tính kích thích như glutamate và aspatate được giải phóng và từ đó duy trì tổn thương tế bào thần kinh. Các chuỗi sự kiện xảy ra trong vòng 2 - 3 giờ sau khi khởi phát đột quỵ và cuối cùng là dẫn tới chết và hoại tử tế bào não.

Trong số các nguyên nhân, sự tụ máu trung ương bắt đầu ở tim liên quan đến các bệnh rung nhĩ, van tim, hoặc các bệnh huyết khối khác được biết chỉ chiếm khoảng 25% nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Dù vậy, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ đôi khi rất khó để xác định. Việc xác định nguyên nhân gây ra đột quỵ là rất quan trọng trong các quyết định điều trị lâu dài. 

  • Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu cục bộ:

Yếu tố không thay đổi được:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Chủng tộc
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Yếu tố di truyền

Yếu tố có thể thay đổi được:

  • Hút thuốc
  • Cao huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn lipid máu
  • Rung nhĩ
  • Các bệnh tim mạch
  • Béo phì
  • Chế độ dinh dưỡng ké

2. Biểu hiện lâm sàng:

  • B (balance): Mất thăng bằng, chóng mặt, choáng váng.
  • E (eyes): Thị lực kém, mắt mờ.
  • F (face): Một bên mặt bị rủ xuống, tê cứng, nụ cười lệch một bên, không cân xứng.
  • A (arms): Yếu, không nâng được một bên tay/ chân hoặc nửa người.
  • S (speech): Nói líu lưỡi, không rõ chữ, khó diễn đạt.
  • T (time): Nếu có các biểu hiện trên, nên gọi cấp cứu khẩn cấp.

3. Điều trị dược lý:

Đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke)

Đối với điều trị cấp tính ở đột quỵ thiếu máu cục bộ, American Stroke Association khuyến cáo sử dụng 2 loại thuốc chính là alteplase trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát đột quỵ và aspirin trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi khởi phát đột quỵ để làm tan tụ máu đông. Ngoài ra, các liệu trình điều trị thứ cấp như ổn định huyết áp, kháng tiểu cầu, kháng đông máu và sử dụng statin kiểm soát lipid trong máu thường được khuyến cáo.

Đột quỵ xuất huyết (hemorrhage stroke):

Hội đồng đột quỵ của American Heart Association/American Stroke Association đã đưa ra hướng dẫn về điều trị xuất huyết não tự phát trong năm 2015. Vì tính hữu ích của các can thiệp dược lý còn hạn chế ở loại đột quỵ này, điều trị huyết áp và đảo ngược rối loạn đông máu trong sử dụng thuốc chống đông máu (liên quan đến đột quỵ xuất huyết) được xem xét rất kỹ.

4. Cách phòng tránh đột quỵ:

Kiểm soát các bệnh nền:

Một số bệnh nền có thể trực tiếp gây ra đột quỵ như cao huyết áp, cao cholesterol, hoặc các bệnh tim mạch. Các bệnh này nên được kiểm soát chặt chẽ để giảm nguy cơ đột quỵ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Để kiểm soát bệnh nền, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kì để giúp nhận biết sớm hơn các yếu tố nguy cơ và chủ động can thiệp để đạt kết quả tối ưu trong điều trị.

Chế độ dinh dưỡng khoa học:

Đột quỵ có liên quan mật thiết với các bệnh nêu trên. Do đó, ăn uống hợp lý là cách kiểm soát và phòng chống đột quỵ hiệu quả. Trong chế độ dinh dưỡng:

  • Hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, nhiều chất béo,
  • Hạn chế các thức uống gây kích thích và nhiều đường như cà phê, nước ngọt,
  • Ăn nhiều loại rau củ quả, các loại hạt,
  • Uống nhiều nước, nước lọc, nước ép, nước trái cây.

Thường xuyên tập thể dục:

Hướng dẫn thực hành lâm sàng trong tăng huyết áp khuyến cáo tập thể dục từ 90 đến 150 phút mỗi tuần để giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, hướng dẫn thực hành lâm sàng cholesterol 2018 cũng có khuyến nghị khác như tập thể dục từ 30 đến 40 phút khoảng 3-4 lần 1 tuần để tăng tuần hoàn máu và giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ.

Nhận biết các biểu hiện bất thường:

Trong tất cả các trường hợp đột quỵ, có đến tới khoảng 70-80% là có dấu hiệu báo trước. Người bệnh nên nhận biết các dấu hiệu hoặc biểu hiện bất thường để được gặp bác sĩ và điều trị sớm nhất. Các dấu hiệu được ghi nhận như trên.

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM

Tổng đài tư vấn: (028) 62 885 886 - 0898 333 115

Cấp cứu: (028) 62 655 115

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886