Hotline: 1800 9045

Viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không? Phương pháp điều trị bệnh

Viêm ruột thừa xảy ra ở mọi lứa tuổi và cần được can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nhiều người thường thắc mắc liệu viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và giải đáp cho câu hỏi đó, cùng các phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm ruột thừa là gì?

Ruột thừa là cơ quan nối ống tiêu hóa với ruột già, ở phần dưới bên phải bụng. Ở trẻ nhỏ, cơ quan này là một phần trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do tắc nghẽn lòng ruột thừa. Nguyên nhân thường do phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, ứ đọng sạn phân trong lòng ruột thừa, bướu thành ruột thừa hay thành manh tràng.

Hình ảnh ruột thừa trong cơ thể Hình ảnh ruột thừa trong cơ thể (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Khám tổng quát chuyên sâu tại Bệnh viện Gia An 115

Triệu chứng viêm ruột thừa bạn cần biết

Ruột thừa nằm ở vị trí chuyển giao từ ruột non qua ruột già. Do đó, bệnh viêm ruột thừa có thể bị nhầm lẫn với nhiều tổn thương như viêm ruột, viêm hồi manh tràng... Ở vùng ruột đại tràng là viêm đại tràng. Ở phụ nữ có thể nhầm lẫn với bệnh phụ khoa như bệnh lý buồng trứng, tử cung, bệnh lý đường tiết niệu, thậm chí nhầm lẫn với bệnh gan mật.

Đối với viêm ruột thừa thừa có hai nhóm triệu chứng bao gồm:

Cơn đau bụng             

Ruột thừa bình thường nằm ở vùng hố chậu bên phải. Tuy nhiên, có một số trường hợp ruột thừa không đơn thuần nằm ở vị trí này mà chui vào manh tràng, cũng có khi ruột thừa nằm ở bên trái, hay gần gan...

Cơn đau bụng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Cơn đau có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu, bệnh nhân đau rất mơ hồ, đau ở vùng thượng vị lan xuống rốn, dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày
  • Sau hơn 4 giờ, cơn đau khu trú ở vùng hố chậu phải
  • Cơn đau bụng đôi khi không điển hình đối với một số người bệnh, đau âm ỉ, liên tục, người bệnh không thoải mái, tư thế nằm nghiêng về bên phải.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ đi kèm một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Táo bón hoặc tiêu chảy 

Cơn đau do viêm ruột thừa

Cơn đau do viêm ruột thừa (Ảnh minh họa internet)

Triệu chứng viêm

Các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi

Viêm ruột thừa cần được cấp cứu và xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong ổ bụng. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra khi gặp các triệu chứng trên.

Viêm ruột thừa nhẹ có nguy hiểm không?

Viêm ruột thừa cấp nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra vỡ ruột thừa và nhiễm trùng tại chỗ khu trú ở vùng hố chậu phải. Sau đó phản ứng viêm sẽ lan ra toàn bộ ổ bụng và cuối cùng là toàn thân. Cuối cùng viêm ruột thừa vỡ ra sẽ gây ra biến chứng áp xe quanh ruột, viêm phúc mạc.

Trong một số trường hợp, do sức đề kháng tốt, các quai ruột và mạc nối đến bao bọc kín ruột thừa tạo thành đám quánh ruột thừa, ngăn cản sự tiến triển. Đám quánh cũng có thể tiến triển theo hai hướng hoặc tan dần hoặc tạo áp xe ruột thừa.

Viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không?

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp tính, tiêu chuẩn vàng trong điều trị là phẫu thuật. Phẫu thuật càng sớm thì hiệu quả càng cao và ngăn ngừa biến chứng.

Phẫu thuật viêm ruột thừa thực hiện trong vòng 6 giờ đầu gần như không xảy ra biến chứng. Nếu phẫu thuật ruột thừa sau 72 giờ sẽ nhiều biến chứng do tình trạng viêm nhiễm lây lan ra ngoài.

Phẫu thuật viêm ruột thừa tại Bệnh viện Gia An 115

Phẫu thuật viêm ruột thừa tại Bệnh viện Gia An 115

Có một số trường hợp khi mắc viêm ruột thừa chưa được chỉ phẫu thuật ngay, bao gồm:

  • Viêm ruột thừa đã hình thành ổ áp xe khu trú: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống dẫn lưu nhằm dọn dẹp sạch sẽ ổ áp xe. Sau 6 tháng, bệnh nhân sẽ được mổ để cắt bỏ ruột thừa.
  • Viêm ruột thừa biến chứng thành đám quánh trong ổ bụng: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi. Một số trường hợp đám quánh tự tiêu. Sau 3 tháng bác sĩ sẽ đánh giá lại, nếu đám quánh tiến triển áp xe ruột thừa hoặc áp xe ruột thừa tái phát sẽ thực hiện phẫu thuật.

Chẩn đoán viêm ruột thừa như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng và thực hiện một số kiểm tra như:

  • Xét nghiệm công thức máu để đo lường số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
  • Siêu âm bụng: Hình ảnh siêu âm cho thấy ruột thừa tăng kích thước hoặc có hiện tượng thâm nhiễm mỡ - dịch quanh ruột thừa. Phương pháp này có độ nhạy từ 78 - 85% và có độ đặc hiệu 80 - 95% trong chẩn đoán viêm ruột thừa.
  • Chụp X-quang bụng giúp nhìn thấy bất thường ở vị trí ruột thừa và trong ổ bụng
  • Chụp cắt lớp vi tính: Thông thường chỉ áp dụng với trường hợp quá khó chẩn đoán. Cụ thể là các phần viêm ruột thừa có vị trí ngoài hố chậu phải hoặc sau manh tràng
  • Nội soi ổ bụng: Phương pháp này có khả năng chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa.

Máy chụp CT tại Bệnh viện Gia An 115

Máy chụp CT tại Bệnh viện Gia An 115

Những lưu ý khi chữa viêm ruột thừa

Thời gian phục hồi phẫu thuật tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Bên cạnh đó, còn tùy vào tình trạng viêm ruột thừa đã xuất hiện biến chứng hay không.

Phẫu thuật nội soi giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Thông thường, người bệnh có thể xuất viện sau phẫu thuật khoảng 3-4 ngày. Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng 1-2 ngày sau phẫu thuật.

Để hồi phục nhanh hơn, người bệnh cần lưu ý:

  • Trao đổi với bác sĩ nếu sau khi phẫu thuật bạn rất đau hoặc thuốc giảm đau không có tác dụng. Bởi lẽ, cơn đau có thể làm tăng sức ì lên cơ thể, làm chậm quá trình phục hồi.
  • Trong quá trình phục hồi, người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. Tình trạng này hoàn toàn bình thường. Bạn có thể thoải mái nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Bạn nên đi lại sau phẫu thuật. Chỉ nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi và tăng dần theo cường độ thời gian. Đi bộ quãng ngắn sẽ là bài tập vận động phù hợp với người vừa phẫu thuật viêm ruột thừa.
  • Tránh các hoạt động mạnh cho dù phẫu thuật nội soi hay mổ mở.
  • Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, người bệnh cần chú trọng đến thực đơn dinh dưỡng để tăng khả năng phục hồi. Người bệnh nên ăn các món dễ tiêu hóa, đồ mềm, giàu chất xơ, giàu đạm, giàu kẽm và vitamin A, C.

Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn thức ăn dạng mềm lỏng

Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn thức ăn dạng mềm lỏng (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Khám sức khỏe du học và giấy khám sức khỏe đi học mới nhất

Bệnh viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không? - Đối với viêm ruột thừa, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng ổ bụng. Khi có các triệu chứng cảnh báo viêm ruột thừa, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán bệnh và thực hiện phẫu thuật nhằm bảo đảm an toàn cho cơ thể.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886