Xét nghiệm phân cần kiêng những gì để có kết quả chính xác nhất?

Xét nghiệm phân rất quan trọng nhằm mục đích tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm ký sinh đường ruột... Vậy để có kết quả chính xác nhất, người bệnh xét nghiệm phân cần kiêng những gì trước khi thực hiện? Câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm phân là gì? 

Xét nghiệm phân là cận lâm sàng thường được thực hiện để đánh giá mẫu bệnh phẩm có nhiễm ký sinh trùng, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Mẫu phân sau khi được đưa vào phòng xét nghiệm sẽ được phân tích kiểm tra về các yếu tố sau: 

  • Kiểm tra về màu sắc
  • Kết cấu phân 
  • Mùi 
  • Kiểm tra sự hiện diện của chất nhầy hoặc máu trong phân 
  • Thực hiện xử lý hóa chất dưới kính hiển vi để tìm kiếm các loại ký sinh trùng, virus, vi khuẩn có trong phân 
  • Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các tế bào bạch cầu trong phân
  • Tiến hành đo độ PH trong phân theo chỉ định của bác sĩ

Xét nghiệm phân cần kiêng những gì, đánh giá bệnh lý gì? 

Xét nghiệm phân cần kiêng những gì, đánh giá bệnh lý gì? 

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát trọn gói tại Bệnh viện Gia An 115

Tại sao cần phải xét nghiệm phân?

Xét nghiệm phân là một trong những xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe của hệ tiêu hóa, phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan.

Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, xét nghiệm phân được thực hiện với các mục đích như:

  • Giúp xác định các bệnh về đường tiêu hóa, gan mật
  • Xét nghiệm mẫu phân để kiểm tra các các loại enzyme như trypsin hoặc elastase, đánh giá chức năng tuyến tụy 
  • Phát hiện ký sinh trùng như giun kim hoặc Giardia
  • Tìm sự tồn tại của các loại vi khuẩn, nấm hoặc virus gây bệnh 
  • Nếu người bệnh bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy ra máu và chất nhầy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, đau bụng và sốt thì xét nghiệm phân là một biện pháp hữu hiệu để phát hiện nguyên nhân
  • Xét nghiệm phân giúp hỗ trợ tầm soát các bệnh lý ung thư tiêu hóa, đặc biệt là ung dạ dày - tá tràng 

Xét nghiệm phân cần kiêng những gì để đánh giá chính xác bệnh về tiêu hóa

Xét nghiệm phân cần kiêng những gì để đánh giá chính xác bệnh về tiêu hóa

Kết quả xét nghiệm phân rất quan trọng đối với chẩn đoán và chỉ định điều trị của bác sĩ. Vì vậy, nhiều bệnh nhân thường băn khoăn trước khi xét nghiệm phân cần kiêng những gì để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm phân được chỉ định trong trường hợp nào?

Khi hệ tiêu hóa có những triệu chứng bất thường, bác sĩ thường sẽ kiểm tra bằng nhiều chỉ định khác nhau, trong đó có thể bao gồm xét nghiệm phân. Thường chỉ định xét nghiệm phân trong một số trường hợp như:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày không có dấu hiệu giảm
  • Phân có chứa chất nhầy hoặc máu, nghi ngờ có xuất huyết đường tiêu hóa 
  • Người bệnh gặp một số rối loạn khi hấp thu đường, chất béo hoặc các chất dinh dưỡng khác
  • Nghi ngờ nhiễm trùng do những loại vi khuẩn, virus, hoặc các loại ký sinh trùng xâm nhập hệ tiêu hóa.

Người bệnh khi xét nghiệm phân cần kiêng những gì?

Xét nghiệm phân, xét nghiệm soi phân hay cấy phân được tiến hành để tìm ra nguyên nhân gây nên các bệnh lý đường tiêu hóa. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ quyết định được phác đồ điều trị bệnh lý chính xác nhất. Chuyên gia khuyến cáo, trước khi xét nghiệm phân bệnh nhân cần chú ý những điều dưới đây để không ảnh hưởng đến kết quả. 

Không uống thuốc trước khi lấy mẫu

Tâm lý chung của người bệnh khi có triệu chứng nhẹ thường sẽ tự mua thuốc điều trị tại nhà. Điều này rất nguy hiểm và trực tiếp ảnh hưởng đến mẫu phân cần xét nghiệm. Vì vậy, nếu có ý định thực hiện xét nghiệm phân, bệnh nhân cần lưu ý: 

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm phân, bạn cần tránh uống các loại thuốc chống viêm không chứa steroid, chẳng hạn như: ibuprofen, naproxen và aspirin. Các loại thuốc này thường chỉ định trong các đợt viêm cấp. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không sử dụng nếu chưa được bác sĩ chỉ định. 
  • Trước khi xét nghiệm phân, người bệnh cần DỪNG bổ sung Vitamin C hàm lượng trên 250mg/ngày. 
  • Không nên tự ý sử dụng kháng sinh và thuốc điều trị tiêu chảy trước khi xét nghiệm phân. 

Không tùy tiện uống thuốc trước khi lấy mẫu

Không tùy tiện uống thuốc trước khi lấy mẫu

Những thực phẩm không nên dùng

Ngoài uống thuốc, bệnh nhân trước khi xét nghiệm phân cần kiêng những gì nữa? - Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, trước xét nghiệm phân 8 tiếng, bệnh nhân cần tránh sử dụng các thực phẩm có màu đỏ.

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… cũng cần được loại bỏ khỏi danh sách thực đơn của người bệnh trước khi thực hiện xét nghiệm. Lý do là vì các loại thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, khi hệ tiêu hóa không hấp thụ hết sẽ được đào thải qua phân. Điều này dễ gây nhầm lẫn trong đánh giá kết quả. 

Một số lưu ý khác khi xét nghiệm phân ở trẻ em 

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm phân khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa dài ngày, cân nặng giảm, mất nước hay có dấu hiệu suy kiệt do tiêu chảy. 

Khi thực hiện lấy phân cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý: 

  • Nên lấy phân ngay khi con đi ngoài dù phân lỏng, chảy nước;
  • Cần rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với phân của trẻ bị bệnh. Ba mẹ nên sử dụng găng tay để lấy mẫu phân, tránh tiếp xúc trực tiếp;
  • Trước khi lấy mẫu phân xét nghiệm không được bôi các loại kem vào quanh hậu môn của bé. Tuy nhiên, nếu trẻ bị hăm tã, bạn có thể sử dụng dầu Vaseline hoặc Resinol để không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu xét nghiệm;
  • Chú ý để phân không bị trộn lẫn với nước tiểu; 
  • Không thu thập phân từ bồn cầu; 
  • Sau khi thu được mẫu phân đảm bảo các tiêu chí theo như bác sĩ dặn dò, ba mẹ hãy đảm bảo hộp mẫu đã ghi đầy đủ các thông tin cho trẻ, có đậy nắp kín. 

Xét nghiệm phân cần kiêng những gì đối với trẻ em

Xét nghiệm phân cần kiêng những gì đối với trẻ em

Xét nghiệm phân ở bệnh viện nào uy tín? 

Người bệnh nên lựa chọn cơ sở thực hiện xét nghiệm mẫu phân dựa theo tiêu chí sau: 

  • Cơ sở y tế được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế, có chuyên khoa tiêu hóa
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến 
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có kinh nghiệm và chuyên môn cao 

Nằm tại TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Gia An 115 là một trong những cơ sở y tế uy tín, một lựa chọn rất đáng cân nhắc cho những khách hàng có nhu cầu tầm soát, khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. 

Tại Bệnh viện Gia An 115, Khoa Xét nghiệm được đặt tại tầng 4, sở hữu trang thiết bị và công nghệ tiên tiến. Khoa đã đạt chứng chỉ ISO 15189:2022 trong lĩnh vực xét nghiệm huyết học và hóa sinh.

Khoa Xét nghiệm tại Bệnh viện Gia An 115 sở hữu trang thiết bị hiện đại

Khoa Xét nghiệm tại Bệnh viện Gia An 115 sở hữu trang thiết bị hiện đại

Xem ngay: [Tiết lộ] Khám tổng quát có được bảo hiểm chi trả không?

Thêm vào đó, khoa Xét nghiệm tại Bệnh viện Gia An 115 được trang bị máy móc công nghệ tiên tiến. Bệnh viện Gia An 115 cũng sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm và luôn hết lòng vì người bệnh, luôn đặt an toàn và sức khỏe của bệnh nhân làm ưu tiên hàng đầu trong quá trình khám chữa bệnh.

Kết luận 

Thực hiện xét nghiệm phân nhằm mục đích phát hiện, đánh giá các bệnh lý đường tiêu hóa. Kết quả xét nghiệm sẽ ảnh hưởng đến chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân. Vì vậy, hãy tham khảo kỹ trước khi xét nghiệm phân cần kiêng những gì để không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cũng như hiệu quả điều trị.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886