Hotline: 1800 9045

Các bệnh về viêm gan B lây qua đường nào? 3+ Cách ngừa bệnh

Viêm gan B là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ lây nhiễm và mắc phải rất cao. Để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, việc hiểu rõ các con đường lây nhiễm là điều vô cùng quan trọng. Vậy các bệnh về gan như viêm gan B lây qua đường nào? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết và những biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

Các bệnh về gan như viêm gan B lây qua đường nào?

Tại Việt Nam, số người nhiễm viêm gan B ước tính là 8-10 triệu người. Viêm gan B thường ít có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua. Viêm gan B có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con - điều này đã được khẳng định bởi các nghiên cứu khoa học. Trong quá trình mang thai nếu cơ thể người mẹ có nồng độ HBV và HBeAg (+) cao thì khả năng truyền nhiễm các bệnh về viêm gan B cũng cao hơn bình thường.

Khi người mẹ có nồng độ HBsAg (+) cao thì tỷ lệ con bị lây nhiễm lên đến 95% nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Nếu người mẹ có nồng độ HBeAg (-) thì khả năng nhiễm bệnh của trẻ sơ sinh chỉ còn 32%.

Các bệnh về viêm gan B có thể từ mẹ sang con

Các bệnh về viêm gan B có thể từ mẹ sang con

Lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bao gồm cả viêm gan B. Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người đang mắc bệnh viêm gan B thì khả năng cao bạn cũng bị lây nhiễm khi dịch tiết của người bệnh (chứa virus viêm gan B) xâm nhập cơ thể.

Lây nhiễm qua đường máu

Viêm gan B còn lây nhiễm qua đường máu như dùng chung dụng cụ tiêm truyền, truyền máu. Nếu vùng da có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bệnh viêm gan B thì có thể nhiễm bệnh.

Các bệnh về viêm gan B lây đường máu

Các bệnh về viêm gan B lây đường máu (Ảnh minh họa internet)

Do đó, bạn không nên sử dụng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với người bệnh vì sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B.

Không được tái sử dụng ống kim tiêm

Không được tái sử dụng ống kim tiêm (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Dịch vụ khám tổng quát, tầm soát bệnh tại Bệnh viện Gia An 115

Khuyến cáo phòng ngừa bệnh về viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao. Thế nên, chúng ta cần chủ động tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình. Dưới đây là tổng hợp 4 phương pháp phòng tránh các bệnh về viêm gan B hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng:

Tiêm vaccine viêm gan B

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan B được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị chính là tiêm phòng vaccine viêm gan B. Hiện nay có cả các loại vaccine phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 18 tuổi và người trưởng thành.

Có thể nói đây là phương pháp tốt nhất ở thời điểm hiện tại giúp bảo vệ sức khoẻ của bản thân khỏi virus gây bệnh. Nếu bạn chưa tiêm phòng, hãy nhanh chóng liên hệ với trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để đăng ký lịch tiêm vaccine.

Để phòng lây truyền từ mẹ sang con, cần tiêm vaccine viêm gan B liều sau sinh cho tất cả trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Riêng với trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg dương tính, cần tiêm kháng huyết thanh virus viêm gan B và vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh (tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau), sau đó tiêm đầy đủ các liều vaccine viêm gan B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tiêm vaccine viêm gan B để phòng bệnh

Tiêm vaccine viêm gan B để phòng bệnh (Ảnh minh họa internet)

Đối với trường hợp mẹ mang thai có HBV-DNA > 200.000 IU/mL: Dùng thuốc kháng virus từ tuần 24 - 28 của thai kỳ, nếu muộn hơn thì nên bắt đầu ít nhất 4 tuần trước sinh và liên tục đến 4 - 12 tuần sau sinh. Cần theo dõi sát tình trạng của mẹ để phát hiện viêm gan B bùng phát. Khi trẻ > 12 tháng tuổi, cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để đánh giá tình trạng nhiễm HBV.

Các biện pháp khác phòng ngừa bệnh viêm gan B

Bên cạnh việc tiêm vaccine, chúng ta có thể bảo vệ bản thân bằng nhiều biện pháp phòng ngừa khác. Cụ thể như sau:

  • Tránh dùng chung vật dụng các nhân với người khác: Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… vì chúng có thể dính máu chứa virus HBV của người bệnh và lây truyền qua các vết xước trên da.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung các dụng cụ y tế: Không dùng chung kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ đã từng tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bệnh nhân viêm gan B hoặc bất kỳ ai.
  • Áp dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục: Khi quan hệ tình dục, đừng quên áp dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su, không quan hệ với nhiều người… để bảo vệ bản thân khỏi những bệnh truyền nhiễm như viêm gan B.
  • Khử trùng dụng cụ xăm hình sau mỗi lần sử dụng: Khi xăm mình hãy đề nghị thợ xăm tiến hành khử trùng dụng cụ để virus nhiễm bệnh không còn tồn tại và gây ra tình trạng lây nhiễm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ xăm uy tín.

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B

Xem ngay: Bệnh xơ gan kiêng ăn gì? TOP 6+ Loại thực phẩm nên tránh

KẾT LUẬN

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi các bệnh về viêm gan B lây qua đường nào. Việc nắm rõ các con đường lây nhiễm và áp dụng biện pháp phòng ngừa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy chủ động bảo vệ sức khoẻ của mình và những người xung quanh bằng cách tiêm phòng đầy đủ. Để khám, điều trị các bệnh lý gan mật, vui lòng liên hệ ngay Bệnh viện Gia An 115 qua số (028) 62 885 886.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886