Hotline: 1800 9045

Nguyên tắc “vàng” trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Bệnh lý gan mật ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Theo chuyên gia y tế, song song với phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn cho người bệnh gan mật. Từ đó, có thể tăng hiệu quả điều trị và hạn chế biến chứng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các nguyên tắc “vàng” trong chế độ ăn của người bệnh gan mật.

Triệu chứng nhận biết bệnh lý gan mật

Gan là một trong những cơ quan có vai trò rất quan trọng, được ví như một “nhà máy xử lý hóa chất” trong cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận các chất độc từ thực phẩm, môi trường và các hóa chất khác, gan là nơi xử lý, thải trừ khỏi cơ thể.

Khi mắc bệnh gan mật người bệnh sẽ bị vàng da, vàng mắt

Khi mắc bệnh gan mật người bệnh sẽ bị vàng da, vàng mắt

Chính vì tầm quan trọng đó, khi cơ thể cảnh báo các bệnh lý gan mật, tốt nhất nên đi khám ngay để điều trị kịp thời. Cụ thể, những dấu hiệu bạn cần chú ý:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Hay có cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng
  • Nước tiểu có màu đậm

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, giai đoạn đầu chính là thời điểm “vàng” để điều trị bệnh lý gan mật mà người bệnh không nên bỏ qua. Vì vậy, hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện để khám nếu có những triệu chứng như trên.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về việc kết hợp chế độ ăn uống cho người bệnh gan mật. Điều này sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Dinh dưỡng cho người bệnh gan mật là một phần không thể thiếu kèm theo phác đồ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn chưa biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn cho người bệnh gan mật (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Bệnh viện Gia An 115 cung cấp gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, tầm soát 

Hiểu được thắc mắc này, dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn các nguyên tắc khi lập chế độ ăn cho người bệnh gan mật:

  • Hạn chế chất béo no trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật: Khi tế bào gan bị tổn thương, trong bào tương của nó sẽ sinh ra các giọt mỡ có thể giết chết tế bào gan gây ra hiện tượng thoái hóa mỡ của gan. Vì vậy, người bị bệnh lý gan mật nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ động vật. Thay vào đó, người bệnh hãy tăng cường bổ sung chất béo MCT để đường ruột dễ dàng hấp thu.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, nước nếu có báng bụng: Khi lượng muối quá cao, vượt ngưỡng quy định trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan.
  • Bổ sung đa dạng dinh dưỡng và nhóm chất để phòng ngừa suy dinh dưỡng
  • Bổ sung thực phẩm giàu năng lượng qua đường tiêu hóa nếu chế độ ăn thông thường không đảm bảo dinh dưỡng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau củ là nguyên tắc dinh dưỡng người bệnh cần duy trì. Rau củ cũng là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Người lớn cần đảm bảo phải ăn đủ 20-25g chất xơ mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia: Khi lượng cồn trong máu quá cao và tích tụ trong gan một thời gian dài, các tế bào gan có thể bị phá hủy và thay vào đó dẫn đến sự tích tụ mỡ, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ rượu và các vấn đề nghiêm trọng hơn, điển hình là viêm gan do rượu và xơ gan.

Rượu bia cần được loại bỏ trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Rượu bia cần được loại bỏ trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật  (Ảnh minh họa internet)

Người bệnh nên ghi nhớ những nguyên tắc trên để có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp cho bữa ăn khi mắc bệnh lý gan mật. Bên cạnh đó, sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn đặc biệt để bệnh không tái phát.

Nhu cầu dinh dưỡng dành cho người bệnh gan mật

Triệu chứng điển hình của bệnh lý gan mật có thể nhắc đến là tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng và buồn nôn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể người bệnh suy kiệt về cân nặng, thể chất và không có thể lực tốt để điều trị bệnh.

Vì vậy, người bệnh cần cân bằng dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe trong quá trình điều trị.

Năng lượng

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đối với các bệnh lý gan mật, người bệnh nên xác định được lượng calo nạp vào cơ thể mỗi này để điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể:

  • Viêm gan do rượu nên ăn 30-40 kcal/kg/ngày
  • Xơ gan ổn định nên ăn 30 kcal/kg/ngày
  • Xơ gan nếu kèm báng bụng hoặc nhiễm trùng, suy dinh dưỡng nhu cầu năng lượng có thể tăng lên từ 35-40 kcal/kg/ngày (cân nặng không kèm báng, phù)
  • Nếu bệnh nhân ăn qua đường miệng không đủ nhu cầu năng lượng, nên đặt sone nuôi ăn ngay cả khi tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Hôn mê gan nên dung nạp 30 kcal/kg/ngày

Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng

Thiết lập thực đơn dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất là điều rất quan trọng trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật. Vậy, những nhóm chất cần thiết là gì, thành phần bao nhiêu là đủ?

Thông tin được cung cấp từ bác sĩ dinh dưỡng cho biết, người bệnh gan mật cần có đủ 4 nhóm chất trong khẩu phần ăn:

  • Chất đạm duy trì ở mức 1,2-1,5g/kg/ngày, nên sử dụng nguồn đạm toàn phần. Khi hôn mê gan thì nhu cầu giảm đạm tạm thời < 0,8g/kg/ngày
  • Chất béo chiếm 20-25% nhu cầu năng lượng, nên sử dụng chuỗi trung bình nếu có tình trạng phân mỡ, đầy bụng, khó tiêu
  • Chất bột đường chiếm 60-65% nhu cầu năng lượng
  • Vitamin và khoáng chất nhu cầu như người bình thường
  • Nạp lượng nước theo công thức: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy) + (300 - 500ml)

Những thông tin nêu trên đã giúp người bệnh hiểu rõ về quy tắc lựa chọn thực phẩm đối với người bệnh gan mật. Mọi thông tin đều rất quan trọng vì vậy người bệnh lưu ý để thiết lập chế độ ăn uống phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tìm hiểu một số loại thực phẩm không phù hợp dành cho người bệnh gan mật, từ đó hạn chế những loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng.

Thực phẩm tốt người bệnh gan mật

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ khuyên rằng bạn nên lựa chọn một số thực phẩm tốt cho gan mật. Sau đó, người bệnh nên chế biến thực phẩm theo nhiều công thức để tạo nên sự mới mẻ về vị giác tạo cảm giác ngon miệng hơn. Hãy theo dõi một số thực phẩm tốt cho gan mật được bác sĩ khuyên dùng dưới đây.

Sử dụng tinh bột lành mạnh trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là gạo lứt, có chứa hàm lượng vitamin B cao. Sử dụng loại thực phẩm này rất có hiệu quả trong việc giúp tăng cường chức năng gan. Trong quá trình điều trị bệnh gan mật còn giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo, giảm sung huyết gan.

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật (Ảnh minh họa internet)

Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều sắt, magie, vitamin B và chất xơ. Nhóm thực phẩm này đều giúp gan khỏe mạnh. Vì vậy, thay vì sử dụng tinh bột trắng, người bệnh có thể chuyển sang sử dụng gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Như vậy, chế độ ăn cho người gan mật nên bổ sung các loại hạt như gạo lứt, lúa mạch đen, đậu nành, đậu xanh, hạt quinoa, hạt yến mạch…

Sử dụng các loại thịt giàu protein nhưng ít chất béo

Protein từ động vật và thực vật đều tốt cho người mắc bệnh gan mật. Loại dinh dưỡng này giúp tế bào gan tăng cường khả năng tái tạo. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đối với đạm động vật, nên chọn những loại thực phẩm ít thành phần chất béo như cá hồi, thịt ức gà, thịt bò, thịt lợn nạc, trứng, sữa.

Bổ sung thêm nhiều loại rau xanh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với người mắc bệnh gan mật. Bổ sung rau xanh là điều cần thiết mà người bệnh nên làm ngay hôm nay. Rau giúp bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất và giàu chất xơ giúp giải độc gan, hỗ trợ thải độc cơ thể.

Rau xanh cần được bổ sung trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật

Rau xanh cần được bổ sung trong chế độ ăn cho người bệnh gan mật (Ảnh minh họa internet)

Một số loại rau xanh tốt cho người mắc bệnh gan mật có thể nhắc tới như:

  • Rau má có tính mát, vị đắng nhẹ, không độc, có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu. Trong Đông y loại rau này rất tốt cho người mắc bệnh gan mật, giúp thanh lọc, thải độc cho gan, tăng cường hỗ trợ chức năng gan.
  • Rau ngót rất giàu sắt, cùng nhiều loại vitamin C, B1, B2, B6… và các khoáng chất như kali, magie, chất xơ… Nhờ đó, có thể hỗ trợ thanh nhiệt, không đầy bụng, giải độc và cải thiện chức năng gan.
  • Rau dền có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, lợi tiểu và sát trùng. Theo y học, rau dền có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, photpho, vitamin B, C… Các dưỡng chất này không chỉ tốt cho gan mà còn tốt cho xương khớp, giảm viêm và phòng ngừa ung thư.

Xem ngay: 5+ Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C

Thực đơn cho người bệnh gan mật cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin C từ trái cây. Các loại trái cây có chứa những vi chất có lợi cho cơ thể như vitamin C, B1, B6, B12, canxi và sắt.

Các loại trái cây giàu vitamin C có khả năng chống viêm, chữa lành các mô tế bào gan bị tổn thương, chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể  người bệnh. Một số loại trái cây dễ tiêu hóa dành cho người bệnh viêm gan mật có thể kể đến như: táo, bưởi, cam, chuối, nho.

Người bệnh có thể sử dụng nước trà xanh để tăng cường hàng rào bảo vệ gan mật. Trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ của mỡ trong gan. Không chỉ vậy, thành phần của trà xanh cũng có chất chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh viêm gan mạn tính.

Kết luận

Người bệnh gan mật nên ăn gì? Kiêng gì? Bài viết đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về chế độ ăn cho người bệnh gan mật. Bạn hãy tham khảo kỹ các thông tin trên để biết những thực phẩm nào tốt/ không tốt đối với bệnh và thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp tăng hiệu quả điều trị.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886