Hotline: 1800 9045

Đau bụng bên trái ngang rốn do đâu, có nguy hiểm không?

Đau bụng bên trái ngang rốn là biểu hiện ở nhiều bệnh lý, tổn thương khác nhau của cơ thể. Trong một số trường hợp, triệu chứng này cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột, viêm loét đại tràng, sỏi thận… Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để thăm khám ngay khi thấy bất thường.

Đau bụng bên trái ngang rốn là gì?

Đau bụng bên trái ngang rốn là cơn đau cấp hoặc mạn tính xuất hiện ở vùng bụng bên trái, ngang với rốn. Mức độ đau tùy thuộc vào nguyên nhân, bộ phận bị tổn thương và có thể tiến triển từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đây là vị trí chứa nhiều bộ phận quan trọng như thận trái, niệu quản trái, ruột non, ruột già, một phần đại tràng…

Do đó, những cơn đau ở đây có thể là triệu chứng cảnh báo cơ quan nào đó tại khu vực này bị tổn thương. Ngoài đau bụng, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón...

Đau bụng bên trái thường do cơ quan tại vùng này bị tổn thương

Đau bụng bên trái thường do cơ quan tại vùng này bị tổn thương (Ảnh minh họa internet)

Nguyên nhân gây đau bụng bên trái ngang rốn

Vùng bụng ngang rốn bên trái là nơi chứa nhiều cơ quan rất cần thiết với cơ thể con người. Vì thế, cách bệnh lý tại những bộ phận đó cũng chính là nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng bên trái đoạn ngang rốn. Có thể kể đến như:

Các bệnh, vấn đề liên quan đến đại tràng

Đại tràng hay ruột già là phần cuối của hệ tiêu hóa, dài trung bình 1,5m. Trong đó, phần nằm ở vùng bụng bên trái gồm kết tràng xuống, 1 phần kết tràng ngang và đại tràng sigma. Vì thế, những bệnh lý, vấn đề tại những vị trí đó của đại tràng sẽ gây đau bụng bên trái ngang rốn, cụ thể như:

  • Táo bón: Là tình trạng đi ngoài phân cứng hoặc đi ít hơn 3 lần một tuần. Ngoài ra còn một số triệu chứng thường gặp như rặn nhưng không đại tiện được, chướng bụng, chảy máu nhẹ ở hậu môn.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây hội chứng này nhưng có thể do căng thẳng kéo dài, nhiễm trùng nặng... Khi đó, ngoài đau bụng, bệnh nhân còn nhiều triệu chứng khác như tiêu chảy hoặc táo bón ngắt quãng, hình dạng phân bị thay đổi.
  • Viêm đại tràng: Nguyên nhân thường do vi khuẩn, bệnh Crohn, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, viêm loét đại trực tràng chảy máu... Các triệu chứng khác có thể gặp gồm: xuất hiện máu trong phân, chóng mặt, mệt mỏi, sốt, muốn đi vệ sinh nhưng không đi được...
  • Bệnh túi thừa: Túi thừa là những túi nhỏ, phồng lên và nhô ra ở thành ruột. Phần này có thể bị viêm do ứ đọng thức ăn, phân, vi khuẩn hoặc có áp xe, chảy máu, thủng. Khi đó ngoài đau bụng trái ngang rốn, bệnh nhân còn bị sốt, buồn nôn, đầy hơi, ăn mất ngon...
  • Ung thư trực tràng: Là tình trạng các tế bào phát triển không kiểm soát tạo thành khối u xâm lấn, phá hủy các mô khỏe mạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm về tính mạng. Một số triệu chứng cảnh báo gồm: đau quặn bụng, táo bón, nôn, đầy hơi, suy nhược, chán ăn...

Đại tràng trái bị viêm gây ra triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn

Đại tràng trái bị viêm gây ra triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn (Ảnh minh họa internet)

Viêm ruột                                       

Đau bụng bên trái ngang rốn cũng có thể gây ra bởi viêm ruột. Đây là một tình trạng viêm nói chung xảy ra ở ruột do cả vi khuẩn lẫn virus gây ra viêm mô mạn tính trong đường tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, chảy máu trực tràng, sụt cân, suy nhược. Trong đó bao gồm 2 trường hợp:

  • Viêm loét đại tràng: Viêm, lở loét dọc theo niêm mạc đại tràng và trực tràng.
  • Bệnh Crohn: Viêm niêm mạc đường tiêu hóa, liên quan đến các lớp sâu ở bên trong và thường gặp ở ruột non. Bệnh lý này không xuất hiện nhiều trên ruột già hay đường tiêu hóa trên.

Sỏi thận

Sỏi thận cũng là một bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn. Sỏi được hình thành từ các khoáng chất, muối tích tụ trong thận dưới dạng viên. Khi sỏi ở trong thận hay mắc kẹt ở niệu quản sẽ chặn dòng chảy của nước tiểu làm thận sưng, niệu quản bị chèn ép.

Khi điều này xảy ra ở thận, niệu quản bên trái sẽ gây ra những cơn đau quặn ở vị trí đó. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng hoặc nâu, đau lan xuống dưới bụng, háng...

Bệnh nhân bị sỏi thận trái thường đau bụng dữ dội ở bên trái

Bệnh nhân bị sỏi thận trái thường đau bụng dữ dội ở bên trái (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: Gói khám sức khỏe toàn diện tại Bệnh viện Gia An 115

Có nên tự chữa đau bụng bên trái ngang rốn tại nhà không?

Như đã giải thích ở trên, đau bụng bên trái ở ngang rốn chỉ là một triệu chứng và có thể do rất nhiều bệnh lý gây ra. Do đó, nếu không xác định được nguyên nhân, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả. Vì thế, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác.

Việc người bệnh tự điều trị tại nhà chỉ có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau, đầy hơi hay khó chịu. Trong lúc chờ đi khám, bệnh nhân có thể sử dụng một số phương pháp sau để giảm nhẹ một số triệu chứng như uống nước ấm, chườm ấm, tắm nước ấm...

Khi nào bệnh nhân bị đau bụng bên trái cần đến bệnh viện?

Nếu bệnh nhân bị đau bụng bên trái ngang rốn nghiêm trọng, quặn thắt hoặc đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế:

  • Sốt trên 37,7 độ.
  • Buồn nôn, nôn
  • Da lạnh, nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh, gấp
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Yếu cơ
  • Phân có lẫn máu hoặc tiêu chảy liên tục
  • Cơn đau kéo dài hơn 1 tuần
  • Sụt cân, chán ăn không rõ lý do
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khi cơn đau nghiêm trọng, kéo dài

Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khi cơn đau nghiêm trọng, kéo dài (Ảnh minh họa internet)

Cách điều trị, giảm đau bụng bên trái ngang rốn thường được sử dụng

Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ. Khi đó, tùy vào bệnh lý, chuyên gia sẽ kê thuốc, đưa ra hướng điều trị phù hợp. Vì thế, bệnh nhân cần đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý gây ra đau bụng bên trái mà mọi người có thể tham khảo:

  • Táo bón: Chăm sóc tại nhà bằng cách uống đủ nước, tập thể dục, ăn nhiều chất xơ. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để hỗ trợ.
  • Hội chứng ruột kích thích: Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.
  • Viêm đại tràng: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống, chế độ ăn.
  • Bệnh túi thừa: Trường hợp không bị thủng thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp nhịn ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Nếu nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp sâu như ngoại khoa.
  • Ung thư đại tràng: Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh như cắt bớt niêm mạc khi ung thư chưa xâm lấn sâu; xạ trị, hóa trị, phẫu thuật ở giai đoạn muộn.
  • Sỏi thận: Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ trơn, kháng sinh để giảm đau. Để điều trị, sỏi thường bị tán nhỏ hoặc gắp ra ngoài bằng sóng siêu âm, laser, nội soi ống mềm...
  • Viêm ruột: Điều trị viêm ruột thường cần sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc như chống viêm, ức chế miễn dịch, kháng sinh, giảm đau, chống tiêu chảy. Một số trường hợp nặng, dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần đường tiêu hóa hoặc đại tràng bị tổn thương.

Kết hợp thuốc trong điều trị viêm ruột gây đau bụng bên trái ở ngang rốn

Kết hợp thuốc trong điều trị viêm ruột gây đau bụng bên trái ở ngang rốn (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Khám sức khỏe xin việc bao nhiêu tiền? Những điều cần lưu ý

Bài viết đã giúp bạn hiểu thế nào là đau bụng bên trái ngang rốn và một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Qua đó, bạn cũng phần nào hiểu được nguy cơ, bệnh lý mà bản thân có thể gặp phải. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, hãy theo dõi và đến cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886