Gan nhiễm mỡ - “Sát thủ âm thầm” thời hiện đại

 

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng của gan. Ở người bị gan nhiễm mỡ, mỡ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Có khoảng 50-60% dân số Việt Nam (gần 50 triệu người) bị gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ người bị gan nhiễm mỡ đang ngày càng tăng do thói quen lối sống.

(Ảnh minh họa internet)

Nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là viêm gan, gây ra xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tình trạng mỡ tích tụ nhiều trong gan còn làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường chỉ là bụng ấm ách và hơi khó chịu.

Gan nhiễm mỡ giai đoạn 1: Không có biểu hiện. Ở giai đoạn này, gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Gan nhiễm mỡ giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và mệt mỏi thường xuyên.

(Ảnh minh họa internet)

Gan nhiễm mỡ giai đoạn 3: Các biểu hiện đặc trưng đã hiện rõ: đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi, sút cân. Đây là giai đoạn nặng nhất của gan nhiễm mỡ, có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.

“Thủ phạm” dẫn đến gan nhiễm mỡ

Nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ.

  • Gan nhiễm mỡ do rượu: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý về gan, trong đó có gan nhiễm mỡ. Uống rượu quá nhiều sẽ gây tổn thương gan và dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ. Nếu sử dụng rượu quá nhiều và liên tục thì gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu: Gan nhiễm mỡ có thể do các nguyên nhân như:

+ Béo phì: những người béo phì có nguy cơ tổn thương mô gan cao từ 61-94%;

+ Giảm cân quá mức: do kích thích lipolysis trong cơ thể, các chất béo trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng và gia tăng quá trình peroxy hóa lipid, khiến các tế bào gan thương tổn, dẫn đến gan nhiễm mỡ;

+ Suy dinh dưỡng: cơ thể không thể tổng hợp được apolipoprotein làm cho chất triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây mỡ thừa trong gan;

+ Bệnh tiểu đường: Gan nhiễm mỡ thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type II do có sự rối loạn về chuyển hóa chất béo. Ước tính, khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường type II mắc gan nhiễm mỡ.

+ Thuốc: một số loại thuốc dùng trong điều trị một số bệnh có thể làm thay đổi quá trình tổng hợp protein, can thiệp vào quá trình chuyển hóa của lipoprotein, gây ra gan nhiễm mỡ.

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ

Yếu tố quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ là giảm bớt các yếu tố nguy cơ.

- Hạn chế và tránh các loại đồ uống có cồn.

- Kiểm soát lượng cholesterol và đường máu.

- Giảm cân khi bạn bị thừa cân, béo phì.

Với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc do thói quen ăn uống, cần tập thể dục thể thao nhiều hơn, đồng thời loại bỏ những thực phẩm như đồ chiên rán, các loại thịt đỏ, thay vào đó nên tăng cường các loại hoa quả tươi, rau xanh và ngũ cốc trong thực đơn hằng ngày.

Các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm cholesterol, triglyceride khi cần thiết để phòng tránh nguy cơ xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân nên đến khám để được các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Gan-Mật-Tụy của Bệnh viện Gia An 115 khám và tư vấn hướng điều trị hiệu quả phù hợp.

 


TIN LIÊN QUAN