Hướng dẫn sơ cứu cho người bị đột quỵ đúng cách tại nhà
Trang bị kỹ năng sơ cứu cho người bị đột quỵ là điều cần thiết, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong. Theo dõi bài viết để nắm rõ những thông tin cần thiết giúp bạn kịp thời sơ cứu người bệnh đột quỵ trong thời gian chờ cấp cứu của bệnh viện.
Tầm quan trọng của việc sơ cứu cho người bị đột quỵ
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Với người bị đột quỵ, thời gian chính là vàng, là mạng sống của họ.
Kịp thời, đúng cách và khoa học là những nguyên tắc hàng đầu trong sơ cứu người bệnh đột quỵ. Rất nhiều trường hợp, do chần chừ hoặc tự áp dụng các biện pháp dân gian không đúng khoa học dẫn đến làm mất thời gian vàng cứu sống bệnh nhân. Chính vì thế, trang bị kiến thức về cách sơ cứu ban đầu đối với người bị đột quỵ là rất cần thiết để bạn có thể tự thực hiện trong trường hợp khẩn cấp tại nhà.
Nắm rõ trình tự các bước để biết cách sơ cứu cho người bị đột quỵ (Ảnh minh họa internet)
Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu ở Hồ Chí Minh
Nguyên tắc trong sơ cứu bước đầu đối với người bị đột quỵ
Sơ cứu đúng cách, khoa học và kịp thời sẽ giúp giảm thiểu những biến chứng nặng nề, gia tăng cơ hội sống cho người bệnh đột quỵ. Dưới đây là các nguyên tắc bạn cần nhớ.
Nhận biết đúng tình trạng bệnh nhân
Nhiều người lầm tưởng đột quỵ với những cơn nóng sốt, trúng gió thông thường nên làm lỡ thời gian vàng cấp cứu. Sau đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết đúng và nhanh chóng tình trạng của người bị đột quỵ:
- Mất cân đối khuôn mặt, liệt cơ mặt, một bên mặt chảy xệ, miệng méo.
- Bệnh nhân mất/giảm khả năng vận động hoặc khó khăn trong cử động tay, chân; một bên cơ thể yếu đi, tê bì; khó duy trì thăng bằng, dễ té ngã.
- Đầu đau nhức dữ dội đột ngột, có dấu hiệu chóng mặt, mệt mỏi, mắt nhìn không rõ.
- Khó khăn trong giao tiếp, đột ngột đơ cứng miệng, khó khăn hoặc không thể phát ra âm thanh, giọng nói.
Về mặt thời gian
Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là từ 3-4,5 giờ đầu (kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ đầu tiên). Do đó, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cần phải liên hệ Cấp cứu ngay, trong lúc chờ đợi tiếp cận cấp cứu có thể thực hiện các bước sơ cứu cần thiết.
Thời gian là vàng trong sơ cứu và cấp cứu đột quỵ (Ảnh minh họa internet)
Tâm thế của người thực hiện sơ cứu đột quỵ
Người thực hiện sơ cứu cần đủ bình tĩnh, đủ tỉnh táo để đảm bảo thực hiện đúng cách. Trước hết, việc đầu tiên cần thực hiện chính là gọi cấp cứu 115 hoặc bệnh viện cho khả năng điều trị đột quỵ gần nhất để tránh lỡ giờ vàng trong cấp cứu.
Lưu ý, khi liên hệ Cấp cứu, bạn hãy nhớ thông báo tình trạng của bệnh nhân và nghi ngờ của bạn rằng người bệnh bị “đột quỵ não”. Khi đó, nhân viên y tế có thể nhanh chóng kích hoạt quy trình cấp cứu đột quỵ hoặc chuyển thông tin đến bệnh viện gần nhất có khả năng cấp cứu đột quỵ cho bạn. Điều này tránh gây lãng phí thời gian (trong trường hợp đơn vị tiếp nhận không có khả năng điều trị đột quỵ và buộc phải chuyển viện cấp cứu).
Người thực hiện sơ cứu cần bình tĩnh để sơ cứu đúng cách (Ảnh minh họa internet)
Hướng dẫn cách bước sơ cứu cho người bị đột quỵ
Sơ cứu cho người bị đột quỵ là bước quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn chờ đợi được cấp cứu từ các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ các bước sơ cứu này, vô cùng lúng túng khi gặp người bị đột quỵ.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước sơ cứu mà mỗi người nên trang bị để có thể hỗ trợ kịp thời, hiệu quả khi thấy người thân hoặc người xung quanh bị đột quỵ:
Những điều bạn cần làm khi sơ cứu cho người bị đột quỵ
Dưới đây khuyến cáo từ các bác sĩ về những điều nên làm để sơ cứu cho người bị đột quỵ:
- Thứ nhất - Gọi cấp cứu: Trước tiên, bạn cần gọi 115 hoặc bệnh viện gần nhất có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ và thông báo tình trạng của bệnh nhân cũng như nghi ngờ của bạn về tình trạng đột quỵ não để họ có thể nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể thực hiện cấp cứu. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng chuyển viện nhiều lần, làm mất thời gian vàng của cấp cứu đột quỵ.
- Thứ hai - Hỏi chuyện bệnh nhân: Hãy cố gắng hỏi chuyện bệnh nhân và theo dõi triệu chứng để có thể cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin trong lúc chờ cấp cứu. Bao gồm thông tin cá nhân, biểu hiện bệnh nhân, thời gian có các biểu hiện, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng, loại thuốc dị ứng... Càng nhiều thông tin sẽ giúp cho quá trình cấp cứu diễn ra hiệu quả hơn.
- Thứ ba - Đặt người bệnh nằm xuống: Hãy đỡ bệnh nhân nằm xuống, không nên đứng vì sẽ dễ gây té ngã. Khuyến khích bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao rồi sau đó nới lỏng quần áo. Tư thế này sẽ giúp tăng cường máu lưu thông đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh ngã, bạn đừng cố di chuyển họ.
- Thứ tư - Thực hiện hồi sức tim phổi (CPR): Thực hiện hồi sinh tim phổi trong tình huống bệnh nhân đột quỵ bất tỉnh, không bắt được mạch thở của họ.
- Thứ năm - Phải thật bình tĩnh: Giữ bình tĩnh và hành động quyết đoán là rất quan trọng, vì điều đó sẽ giúp cải thiện cơ hội sống sót và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng cho người bị đột quỵ. Bạn phải cố gắng không hoảng loạn để thực hiện các bước trên và chờ xe cấp cứu đến.
Gọi cấp cứu 115 hoặc bệnh viện gần nhất có khả năng cấp cứu đột quỵ để đưa bệnh nhân đến đúng cơ sở y tế
Những điều cần tránh khi sơ cứu cho người bị đột quỵ
- Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào, dù là Tây y hay Đông y hoặc thuốc dân gian gia truyền. Bởi lẽ, khi không thể xác định là loại đột quỵ nào thì bất cứ tác động nào của thuốc cũng là nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng người bệnh.
- Không đưa thức ăn, nước uống cho bệnh nhân đột quỵ. Điều này có thể gây nghẹn, sặc dẫn đến khó thở, suy hô hấp.
- Không cố gắng di chuyển bệnh nhân khi đã bị ngã.
- Không để bệnh nhân tự ý di chuyển hoặc tự đến bệnh viện khi có dấu hiệu nhận biết của đột quỵ.
- Không nên tự ý thực hiện các biện pháp như xoa dầu nóng, cạo gió hoặc đâm kim ở các đầu ngón tay, ngón chân.
Không tự ý cạo gió cho bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ (Ảnh minh họa internet)
Sơ cứu cho người bị đột quỵ cần phải thực hiện khoa học, đúng cách. Điều đặc biệt quan trọng trong cấp cứu đột quỵ chính là thời gian. Sơ cứu kịp thời cũng là cách để bước cấp cứu diễn ra thuận lợi, tiết kiệm thời gian hơn.
SỐ CẤP CỨU 24/7 Bệnh viện Gia An 115 – 028 62 655 115, bạn hãy lưu ngay vào cuộc gọi khẩn cấp để liên hệ trong tình huống khẩn!
Xem thêm: Khám sức khỏe theo Thông tư 14 - Cập nhật Thông tư 32 BYT