Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết
Theo thống kê của hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, nước ta có gần 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba. Căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Vậy bạn đã biết bệnh tiểu đường nên ăn gì và những loại thực phẩm nào cần tránh xa? Hãy cùng Bệnh viện Gia An 115 tìm hiểu nhé!
1. Những loại thực phẩm cần ăn
Xây dựng được một thực đơn lành mạnh và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe là vấn đề then chốt trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường. Sau đây là những loại thực phẩm giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì.
- Ăn nhiều rau xanh, các loại rau tốt cho người tiểu đường
Rau xanh là loại thực phẩm đầu tiên cần được bổ sung vào danh sách bệnh tiểu đường nên ăn gì. Cần lưu ý là thay vì sử dụng các loại sốt hay gia vị có chất béo để chế biến rau thì hãy chọn cách ăn sống hay hấp, luộc, rau trộn để có thể mang lại hiệu quả giảm đường huyết tối ưu. Đối với người tiểu đường mắc bệnh thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ rau xanh trong khẩu phần ăn.
Một số loại rau người tiểu đường nên ăn như: cà rốt, rau diếp cá, bắp cải, hành tây, rau măng tây, cải bó xôi, mướp đắng...
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh (Ảnh minh họa internet)
- Sử dụng chất béo tốt
Chất béo có trong các loại thực vật như bơ, dầu oliu, trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí… rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng sẽ làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nên sử dụng chúng thay thế cho nguồn chất béo động vật.
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chất béo thực vật thay thế cho nguồn chất béo động vật (Ảnh minh họa internet)
- Thường xuyên ăn cá
Trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn gì, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới cá. Cá còn là loại thực phẩm rất được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp… không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.
- Chọn thịt trắng
Thịt trắng tốt cho người bệnh tiểu đường và những người có bệnh lý tim mạch. Ngoài cá, người bệnh tiểu đường nên chọn ăn thịt có màu trắng như thịt gà. Không nên ăn nhiều thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò…). Không ăn da, nội tạng.
Cá được khuyến khích trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa internet)
- Thức uống cho người tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên uống các loại thức uống sau: nước ép rau củ, trà lá xoài, nước tỏi tây, nước ép củ cải, nước ép mướp đắng, nước ép bưởi, nước ép cà chua, nước ép lên men cỏ lúa mì...
Xem ngay: Nên khám sức khỏe tổng quát ở đâu và hết bao nhiêu tiền?
Chủ nhật có khám tổng quát không? Thông tin chi tiết nhất
2. Những loại thực phẩm cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa
Bên cạnh thực đơn bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng cần ghi nhớ là những món ăn cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa. Cụ thể:
- Kiêng thực phẩm nhiều đường, quá ngọt
- Hạn chế tinh bột
- Không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
- Nói “không” với đồ hộp, đồ chiên
- Tránh sử dụng trái cây sấy, sữa có đường
- Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích...
- Những loại rau người tiểu đường không nên ăn: khoai lang, khoai tây, củ dền, ngô, bí ngô, khoai mỡ...
Trên đây đều là những món ăn, thực phẩm người bệnh tiểu đường cần giảm hoặc “xóa sổ” khỏi thực đơn hàng ngày. Càng hạn chế sử dụng chúng, càng tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Tuyệt đối tránh xa đồ chiên và thức ăn nhanh (Ảnh minh họa internet)
3. Lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày
Ngoài tiêu chí hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn, kèm theo đó là một số lưu ý nhỏ giúp bạn vừa bảo vệ sức khỏe, vừa đảm bảo đủ năng lượng cho một ngày dài.
Theo đó, người bệnh tiểu đường cần ăn đúng giờ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói. Khi khoảng cách giữa các bữa ăn cách xa nhau sẽ làm hạ đường trong máu. Nếu trong trường hợp không thể ăn đúng giờ, hãy chắc chắn rằng trong túi của bạn có bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường là phải đủ các nhóm thực phẩm (4 nhóm chính: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ); chú ý lượng bột đường và tổng năng lượng cung cấp; thay thế thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, không nên xay nhuyễn, hầm nhừ khi chế biến thức ăn cho người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cũng không cần nấu riêng hay ăn quá cầu kỳ.
Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn có đầy đủ kiến thức và biết được mình phải làm gì. Ngoài việc lên cho mình danh sách bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng nên đến Bệnh viện Gia An 115 để kiểm tra định kỳ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tại bệnh viện Gia An 115