Cấp cứu
(028) 62 655 115
Bác sĩ ơi: Nên đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu ở bệnh viện nào?
Theo các khuyến cáo, bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, tôi thắc mắc, vậy nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất hay đưa thẳng đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ? (Trần Nam Thành, 47 tuổi, ngụ TP.HCM)
Theo tiến sĩ - bác sĩ Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM): Cấp cứu thường đòi hỏi nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, với cấp cứu người bị đột quỵ thì yêu cầu đó còn cao hơn gấp nhiều lần.
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Được cấp cứu càng sớm thì an toàn tính mạng và khả năng phục hồi của bệnh nhân đột quỵ càng cao. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua, tính mạng bệnh nhân đột quỵ càng bị đe dọa, khả năng hồi phục giảm, nguy cơ di chứng, biến chứng sau đột quỵ tăng.
Càng được cấp cứu sớm trong “thời gian vàng”, khả năng cứu sống bệnh nhân và hạn chế di chứng càng cao.
Do đó, khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ não như: yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ… người nhà cần gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến thẳng ngay bệnh viện có đủ khả năng điều trị đột quỵ và gần nhất.
Đã từng có nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển viện vì bệnh viện cấp cứu ban đầu không có chức năng điều trị đột quỵ. Điều này vô tình làm mất đi “thời gian vàng” của người bệnh, khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội có kết quả điều trị tốt hơn. Đây là điều rất đáng tiếc vì nếu cấp cứu trễ, dù được cứu sống thì bệnh nhân cũng sẽ chịu di chứng nặng sau đột quỵ, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.
Để bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu sớm nhất không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ bác sĩ cấp cứu mà trước tiên là thân nhân người bệnh cần xử lý đúng, gọi cấp cứu, đưa nhanh bệnh nhân đến đúng bệnh viện có khả năng điều trị.
Chính vì thế, khi có người thân xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần đặc biệt lưu ý: gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có thể tiếp nhận, điều trị đột quỵ và gần nhất. Đây là tiền đề quan trọng để cấp cứu đột quỵ thành công.
Mạng lưới các bệnh viện điều trị đột quỵ trên địa bàn TP.HCM (theo công bố của Sở Y tế TP.HCM)
(*): 2 bệnh viện đầu tiên của châu Á đạt “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ Châu Âu
(*): 2 bệnh viện đầu tiên của châu Á đạt “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ Châu Âu
|