Bệnh loãng xương nên ăn gì? 5+ Nhóm thực phẩm tốt cho xương

Loãng xương khiến hệ xương khớp yếu, xương giòn, dễ gãy. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh. Vậy bệnh loãng xương nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe, góp phần vào quá trình điều trị và cải thiện triệu chứng của bệnh, đồng thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, mỗi người nên trang bị kiến thức bệnh loãng xương nên ăn gì và không nên ăn gì để tự tin và an tâm hơn khi điều trị, chăm sóc sức khỏe. 

Việc áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn là điều cần thiết. Như vậy, quá trình lựa chọn thực phẩm sẽ đúng và dễ dàng hơn, món ăn hằng ngày sẽ đa dạng hơn. Theo nguyên tắc đó, những nhóm thực phẩm dưới đây là lời giải đáp cho vấn đề bệnh loãng xương nên ăn gì.

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một trong các thành phần cơ bản cấu tạo nên xương, giúp xương chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ rất dễ mắc phải các vấn đề xương giòn dễ gãy, dễ đau nhức, kém linh hoạt trong vận động. Vì vây, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết giúp hạn chế được tình trạng loãng xương và ngăn ngừa loãng xương nặng hơn ở người cao tuổi..

Ở người trưởng thành, lượng canxi cần thiết là từ 800mg – 1.000mg mỗi ngày. Có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách: thông qua chế độ ăn hằng ngày, sữa hoặc thực phẩm chức năng. Ở người bị loãng xương, bổ sung canxi lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn.

Nguồn thực phẩm giàu canxi để trả lời vấn đề bệnh loãng xương nên ăn gì có thể kể đến như:

  • Phô mai: Cung cấp từ 5 - 20% nhu cầu canxi hằng ngày cho cơ thể, trên mỗi khẩu phần ăn 28g.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bò hoặc sữa dê là nguồn Canxi tự nhiên dồi dào, có thể lên đến 300mg Canxi trong một cốc 237ml.
  • Sữa chua: Lượng canxi trong sữa chua nguyên chất có thể đáp ứng đến 30% nhu cầu mỗi ngày.
  • Các loại hạt: hạt chia, vừng, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt lanh… là nhóm các loại hạt cung cấp nhiều canxi cho cơ thể. Bạn có thể chế biến thành đa dạng món ăn với các loại hạt trên.
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu hà lan, đậu trắng, đậu lăng, đầu rồng…
  • Các loại rau: Cải bó xôi, rau mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền, cải ngọt, cải xoăn, cải thìa, súp lơ… đều là những loại rau xanh giàu canxi.

Bệnh loãng xương nên ăn gì? - Bổ sung sữa giàu canxi (Ảnh minh họa internet)

Bệnh loãng xương nên ăn gì? - Bổ sung sữa giàu canxi (Ảnh minh họa internet)

Thực phẩm giàu Vitamin D

Độ tuổi càng cao, nhu cầu Vitamin D càng lớn bởi hệ thống xương khớp lúc này dễ bị tổn thương hơn. Vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi và phốt pho cũng như kích thích chuyển hóa hai dưỡng chất trên, góp phần rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của xương. Lượng Vitamin D cần thiết mỗi ngày có thể lên đến 800 IU/ngày ở người trên 70 tuổi.

Vitamin D có thể bổ sung bằng việc hấp thụ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng đúng cách. Tuy nhiên, chỉ như vậy là chưa đủ, đặc biệt với nhóm đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương. Để tăng cường Vitamin D cho người bệnh, nhóm thực phẩm dưới đây là những lựa chọn tối ưu:

  • Trứng gà: Trứng gà chứa lượng Vitamin D dồi dào cho cơ thể, mỗi quả chứa khoảng 41 Song, chỉ nên bổ sung 1 lượng trứng vừa đủ trong thực đơn, không nên ăn quá 4 trứng/tuần.
  • Các loại nấm: Nấm chính là thực phẩm hàng đầu khi trả lời câu hỏi bệnh loãng xương nên ăn gì. Nấm không chỉ thích hợp với bệnh nhân loãng xương mà còn rất tốt cho người lớn tuổi có các bệnh nền về tim mạch, đái tháo đường, tiểu đường…
  • Các loại cá: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi… đều là những thực phẩm chứa lượng Vitamin D khá cao.
  • Hoa quả tươi: Hoa quả luôn là nguồn Vitamin D dồi dào, không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Một số loại quả giàu Vitamin D như: cam, quýt, đu đủ, bơ, đào, táo, chuối, kiwi, bưởi…

Bổ sung hoa quả để cung cấp Vitamin D cho cơ thể (Ảnh minh họa internet)

Bổ sung hoa quả để cung cấp Vitamin D cho cơ thể (Ảnh minh họa internet)

Thực phẩm giàu đạm

Protein (chất đạm) đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, chiếm khoảng 1/3 khối lượng xương. Tuy nhiên, việc bổ sung protein cần đảm bảo phù hợp, vừa đủ để hạn chế sự mất cân bằng canxi. Những thực phẩm giàu protein tốt cho cơ thể bao gồm:

  • Hải sản: Mực, tôm, cá hồi… là thực phẩm nên có trong thực đơn với số lượng vừa phải. Hãy đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết nhưng vẫn nằm trong mức an toàn cho sức khỏe.
  • Nhóm các loại hạt: Các loại hạt cung cấp nguồn protein thực vật tốt cho sức khỏe của người loãng xương. Bạn có thể sử dụng để chế biến đa dạng món ăn hoặc nấu thành sữa.

Hải sản bổ sung protein cho người loãng xương (Ảnh minh họa internet)

Hải sản bổ sung protein cho người loãng xương (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: Khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 bao nhiêu tiền?

Thực phẩm giàu Photpho, Magie, Kali

Photpho, Magie và Kali cũng là nhóm dưỡng chất nên có trong thực đơn của người bệnh loãng xương. Trong đó, Magie góp phần vào sự phát triển của xương, chống lại sự lão hóa. Photpho hỗ trợ tích cực trong quá trình hấp thụ và vận chuyển canxi vào xương. Kali hỗ trợ tăng cường hoạt động của cơ bắp, xương khớp. Một số gợi ý thực phẩm giàu các dưỡng chất trên bao gồm:

  • Thực phẩm giàu Photpho: Cá hồi, cá thu, cá mòi, sữa và các sản phẩm từ sữa, hạt bí, hạt hướng dương, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu Magie: Bơ, chuối, gạo lứt, rau có màu xanh đậm…
  • Thực phẩm giàu Kali: Dưa hấu, cà chua, quả dừa, khoai lang, khoai tây, cải bó xôi…

Bệnh loãng xương nên ăn gì? - Bổ sung thực phẩm giàu Photpho, Magie, Kali

Bệnh loãng xương nên ăn gì? - Bổ sung thực phẩm giàu Photpho, Magie, Kali

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn hằng ngày ở mọi nhóm đối tượng, không chỉ riêng với bệnh nhân loãng xương. Thực phẩm giàu chất xơ góp phần phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, đường huyết… Đặc biệt, ở bệnh nhân loãng xương, tăng cường chất xơ sẽ kiểm soát được cân nặng, tránh tăng cân, từ đó giảm được áp lực lên hệ thống xương khớp. Tham khảo các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề bệnh loãng xương nên ăn gì:

  • Hoa quả tươi: Dâu tây, bơ, táo, mâm xôi, chuối, cà rốt...
  • Rau củ quả: Rau có màu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, bông cải xanh, bông cải trắng, hoa atiso…
  • Ngũ cốc, các loại hạt: yến mạch, hạt chia, hạt dẻ, hạt hướng dương…

Chất xơ từ ngũ cốc và các loại hạt (Ảnh minh họa internet)

Chất xơ từ ngũ cốc và các loại hạt (Ảnh minh họa internet)

Những thực phẩm không tốt cho người bệnh loãng xương

Bên cạnh quan tâm vấn đề bệnh loãng xương nên ăn gì, khi xây dựng thực đơn cũng cần lưu ý đến nhóm thực phẩm không tốt cho người bệnh. Trong đó, người loãng xương nên hạn chế:

  • Các loại đậu chưa qua chế biến do chứa Phytates có thể cản trở sự hấp thụ canxi.
  • Món ăn nhiều vị mặn: Khi tiêu thụ quá nhiều muối, thận phải làm việc nhiều hơn, nhiều canxi bị thải qua nước tiểu hơn. Ngoài việc cắt giảm lượng muối trong quá trình chế biến, người bệnh cũng nên hạn chế những món được chế biến sẵn như: xúc xích, thịt hộp, dăm bông, bò khô, mực khô, nước mắm, khô gà…
  • Chất kích thích và đồ uống có ga: Các loại nước ngọt, cà phê, trà, rượu bia đều là những loại đồ uống không tốt với người bệnh loãng xương. Các nhóm thức uống này làm tăng bài tiết canxi cũng như giảm sự hấp thụ canxi, khiến tình trạng loãng xương diễn biến phức tạp hơn.
  • Một số thực phẩm khác: rau chân vịt, củ cải đường, cám lúa mì, thực phẩm chứa oxalat nên được hạn chế trong bữa ăn.

Rượu bia và chất kích thích không tốt với người bệnh loãng xương (Ảnh minh họa internet)

Rượu bia và chất kích thích không tốt với người bệnh loãng xương (Ảnh minh họa internet)

Xem thêm: [Bật mí] 4+ lưu ý khi đi khám sức khỏe xin việc bạn cần biết

Kết luận

Tìm hiểu thông tin bệnh loãng xương nên ăn gì và không nên ăn gì giúp xây dựng thực đơn hợp lý cho người bệnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng đến một số loại thực phẩm không tốt cho bệnh loãng xương để hạn chế đưa vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!

028 62 885 886