Bệnh xơ gan sống được bao lâu? Có chữa khỏi được không?

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh lý xơ gan ngày càng tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Theo bác sĩ, xơ gan là giai đoạn cuối của viêm gan và có thể dẫn đến tử vong. Vậy mắc bệnh xơ gan sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào? Tất cả thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết.

Bệnh lý xơ gan là gì? - Dấu hiệu nhận biết

Xơ gan là bệnh lý mạn tính của gan, đặc trưng bởi các mô xơ, sẹo thay thế cho mô gan khỏe mạnh và sự hình thành các nốt tân sinh. Do mô xơ, sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh nên nó làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Tổn thương do xơ gan rất khó phục hồi, bệnh nhân cần sớm điều trị để làm dừng hoặc làm chậm quá trình biến chứng của bệnh lý.

Bệnh xơ gan sống được bao lâu?

Bệnh xơ gan sống được bao lâu?

Xem ngay: Gói khám sức khỏe tổng quát, tầm soát tại Bệnh viện Gia An 115

Triệu chứng của xơ gan phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số triệu chứng điển hình xuất hiện sớm của bệnh xơ gan cụ thể:

  • Cơ thể hơi mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chán ăn, ăn không ngon, sợ một số thức ăn (đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ)
  • Buồn nôn, sau khi ăn thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu
  • Trên da vùng ngực, lưng và cổ có những vết “sao mạch” (đốm đỏ hình giống như hoa thị); lòng bàn tay có thể bị ửng đỏ, danh từ y học gọi là “lòng bàn tay son”.

Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn tiếp theo, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Cơ thể người bệnh sẽ gặp một số bất thường, cụ thể:

  • Vàng mắt, vàng da
  • Ngứa da, da bị sạm, trên da dễ xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu răng, chảy máu cam
  • Sưng phù ở mắt cá chân
  • Bụng ngày càng to do sự tích tụ dịch (cổ trướng hay báng bụng)
  • Dưới bờ sườn bên phải có thể sờ thấy gan hơi cứng chắc và dưới bờ sườn bên trái có thể sờ thấy lá lách lớn
  • Rối loạn về tinh thần như mất khả năng tập trung, cảm thấy dễ mệt nhưng lại ngủ không ngon. Nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị kích động, vật vã rồi dần dần bị hôn mê hoặc có thể ói ra máu rất nhiều và tử vong.

Bệnh xơ gan được chia thành các giai đoạn khác nhau. Để trả lời được cho câu hỏi “Bệnh xơ gan sống được bao lâu”, trước hết hãy tìm hiểu về thông tin về từng giai đoạn bệnh.

Các giai đoạn của bệnh lý xơ gan

Theo nghiên cứu về mặt sinh học thì gan chính là cơ quan nội tạng lớn nhất bên trong cơ thể. Gan có vai trò đào thải chuyển hóa, khử độc, bài tiết và dự trữ. Nếu gan của một người bị hỏng hoàn toàn, người đó sẽ tử vong trong 24 giờ do hạ đường huyết.

Dựa vào mức độ tổn thương, xơ gan được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể:

Xơ gan còn bù

Các tế bào gan bị viêm, tuy nhiên chức năng gan vẫn được bảo tồn. Gan tự chữa lành các biểu mô bị tổn thương và hình thành sẹo được gọi là sự xơ hóa. Giai đoạn đầu, dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng, người bệnh chỉ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Việc phát hiện bệnh trong giai đoạn ban đầu này thường là tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, khi làm xét nghiệm tổng quát về chức năng gan, hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm bụng.

Bệnh xơ gan sống được bao lâu phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh

Bệnh xơ gan sống được bao lâu phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh (Ảnh minh họa internet)

Giai đoạn xơ gan mất bù

Lúc này các mô xơ hóa rất nhiều, có ứ dịch trong ổ bụng gọi là hiện tượng cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu như: ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi, vàng da và vàng mắt, thiếu máu, phù chân tay và mắt cá, đường huyết giảm thất thường.

Giai đoạn này gan đã bị hư hoại quá nhiều nên bắt đầu bộc lộ sự suy giảm chức năng. Xơ gan có thể gây một số biến chứng nặng dẫn đến tử vong:

  • Bụng có nước nhiều, có thể nhiễm trùng dịch báng. Khi đó, bệnh nhân có thể bị đau bụng, tiêu chảy, sốt hoặc không có triệu chứng (chỉ xét nghiệm nước trong bụng mới biết có nhiễm trùng).
  • Ói ra máu do vỡ các tĩnh mạch thực quản hoặc tĩnh mạch ở phần đáy dạ dày khi các mạch máu này bị căng quá mức. Khi ói nhiều, bệnh nhân có thể bị choáng váng do thiếu máu cấp tính và tụt huyết áp, nhiều trường hợp có thể gây tử vong.
  • Hôn mê do suy gan nặng. Khi gan không còn đào thải được các chất độc, các chất độc này sẽ bị ứ lại trong máu, ngấm vào hệ thần kinh và làm rối loạn các hoạt động của não, nặng nhất là gây hôn mê sâu.
  • Suy thận xảy ra trên nền xơ gan, y học gọi là “hội chứng gan-thận”. Bệnh nhân đi tiểu ít dần rồi không đi tiểu được nữa, có thể gây tử vong.
  • Làm tăng nguy cơ ung thư gan lên rất cao.

Người bệnh xơ gan sống được bao lâu?

Xơ gan là bệnh lý mạn tính nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bệnh xơ gan sống được bao lâu?

Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh lý. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, thời gian sống sẽ kéo dài hơn khi phát hiện muộn. Bạn hãy theo dõi thông tin chi tiết về thời gian sống khi người bệnh mắc xơ gan trong bài viết để tìm được câu trả lời chính xác.

Thời gian sống của người bệnh mắc xơ gan còn bù

Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan. Giai đoạn này mức độ xơ hóa của gan đang ở mức độ nhẹ. Các tế bào gan chưa bị tổn thương nhiều, chức năng gan lúc này vẫn hoạt động tương đối bình thường. Nếu kịp thời phát hiện và điều trị, gan vẫn có thể hồi phục khỏe mạnh và hoạt động tốt. Có nhiều trường hợp đã phát hiện sớm bệnh lý, điều trị đúng phác đồ và có thể sống khỏe mạnh, không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể phát hiện sớm các bệnh lý gan mật. Hoặc nếu có những triệu chứng bệnh gan mật, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.

Bệnh xơ gan nên được phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời

Bệnh xơ gan nên được phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời

Thời gian sống của người bệnh mắc xơ gan mất bù

Giai đoạn xơ gan mất bù, cơ thể phải đối mặt với những dấu hiệu bệnh nặng nề và có thể xuất hiện biến chứng bất cứ lúc nào. Theo nhiều tài liệu y học, người bệnh xơ gan giai đoạn này sẽ gặp phải biến chứng xuất huyết vì giãn tĩnh mạch tại thực quản. Tình trạng này có thể làm tăng khả năng tử vong của người bệnh.

Ngoài ra, một biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan giai đoạn cuối chính là ung thư biểu mô tế bào gan. Lúc này, người bệnh cần ghép gan. Nếu không tìm được phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh có thể chỉ sống được khoảng 24 tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã tử vong trong thời gian ngắn, đặc biệt ở những người mắc bệnh lý nền mạn tính.

Bệnh xơ gan có diễn tiến phức tạp và nhanh chóng xuất hiện biến chứng nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị. Để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình, bạn nên thực hiện khám tổng quát sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát chuyên sâu bệnh lý gan mật để phát hiện những bất ổn của cơ thể.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia về cách phòng tránh bệnh lý gan mật để có một sức khỏe tốt.

Cách phòng tránh bệnh xơ gan

Phòng ngừa xơ gan cần dựa vào việc thay đổi lối sống, kiểm soát các bệnh nền. Người bệnh xơ gan cần xây dựng một thói quen sống lành mạnh, khoa học để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Một số lưu ý quan trọng bạn cần chú ý:

  • Không sử dụng rượu bia hay đồ uống có cồn
  • Quản lý cân nặng hợp lý phòng tránh lượng mỡ tích tụ trong gan quá cao
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ thải độc gan
  • Nếu không được kê đơn từ bác sĩ, không tự ý lạm dụng thuốc điều trị bệnh
  • Kiểm soát điều trị đường huyết và rối loạn lipid máu
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường về gan mật
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu chất xơ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu chất xơ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu chất xơ (Ảnh minh họa internet)

Xem ngay: [Giải đáp] Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

Kết luận

Tất cả thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh tìm được lời giải đáp cho vấn đề “Bệnh xơ gan sống được bao lâu”. Thời gian sống của người bệnh xơ gan phụ thuộc: giai đoạn xơ gan, sức khỏe tổng quan của người bệnh và phác đồ điều trị thích hợp. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám tổng quát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.

Đặt lịch khám ngay, Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn!

Vui lòng điền thông tin đặt lịch khám để được phục vụ tốt nhất và rút ngắn thời gian khám bệnh!